Tự bảo vệ bản thân trước thức ăn đường phố

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có trên 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trong đó, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn nguy hại chiếm phần lớn và lây lan chủ yếu bằng con đường thực phẩm ăn uống, như E.coli, tả, thương hàn…

Vi khuẩn lưu hành, tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau và thức ăn đường phố được coi là những ổ vi khuẩn nguy hiểm nhất.

Theo các cơ quan chức năng, có đến 70% thức ăn đường phố không an toàn, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nguy hại tới sức khỏe và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng. Nguyên nhân chính là do nguồn nguyên liệu bị nhiễm bẩn; điều kiện chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo an toàn; bày bán đồ ăn dưới lòng lề đường đầy khói, bụi, ruồi bọ, vi khuẩn…

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, qua thanh tra 50 cơ sở bán thức ăn đường phố, đặc biệt là cửa hàng đồ nướng, lấy mẫu, kiểm nghiệm về chất gây ung thư, tỷ lệ dương tính lên đến 11,8%. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt một bộ phận giới trẻ, các quán nướng vỉa hè phát triển mạnh trên địa bàn TP và được đông đảo thực khách lựa chọn.

Tuy nhiên, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá trình sơ chế qua loa, khâu vệ sinh dụng cụ tạm bợ… là những mối nguy hại tiềm ẩn từ đồ nướng vỉa hè. Các quán nướng tập trung nhiều trên những tuyến phố như Ngọc Lâm (quận Long Biên), Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng), Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình)… luôn đông khách vào các buổi chiều tối. Thực phẩm gồm đủ loại từ chân gà, nầm, lòng, dạ dày, cổ hũ… đến tôm, cua, cá, mực được tẩm ướp phụ gia trông rất bắt mắt. Tuy thực phẩm được chế biến ngay trên vỉa hè bụi bặm nhưng các bạn trẻ vẫn rất thích thú và không mấy quan tâm đến việc có an toàn hay không.

tu bao ve ban than truoc thuc an duong pho e143b4

Không nhiều thực khách quan tâm tới việc các quán đồ nướng vỉa hè đã thực hiện sơ chế kỹ càng, bảo quản đúng cách hay chưa?

Theo bà Hoàng Thị Minh Thu – Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, nội tạng là nguyên liệu đòi hỏi phải sơ chế, rửa thật sạch, nếu làm qua loa, những loại ký sinh trùng và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây nên một số loại bệnh nguy hiểm như bệnh tả, viêm gan, thương hàn, tiêu chảy… Do đó khó khẳng định các nguyên liệu nội tạng và các loại rau củ đã được các quán đồ nướng vỉa hè sơ chế kỹ càng, bảo quản đúng cách hay chưa. Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy từ đầu năm đến tháng 8-2019, toàn quốc đã xảy ra 42 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.372 người mắc, 1.361 người phải nhập viện, 9 người t.ử v.ong.

Hầu hết những người đang sử dụng thức ăn đường phố tỏ ra không mấy quan tâm về những chuyện liên quan đến nguồn gốc thực phẩm. Họ cho đó là điều bình thường, không có gì bất ngờ, tất cả đều có thái độ sống chung với lũ. Vì thế, sở Y tế Hà Nội khuyến cáo khi chưa chắc chắn về chất lượng thực phẩm, người tiêu dùng không nên sử dụng thực phẩm tại những nơi không bảo đảm vệ sinh.

Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc có nguyên nhân từ thức ăn đường phố, cơ quan chức năng cần quy hoạch các khu ăn uống cho người bán hàng, đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng thực phẩm vỉa hè, kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm an toàn thực phẩm.

Thái Yên

Theo PLXH

Khuẩn E.Coli khiến người ngộ độc thực phẩm nguy hiểm ra sao?

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay, theo thống kê, 50-60% các vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ta là do vi khuẩn gây ra, trong đó có loài khuẩn E.Coli.

khuan ecoli khien nguoi ngo doc thuc pham nguy hiem ra sao a61089

Vệ sinh bàn tay sạch sẽ là một trong những cách phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn E.Coli. Ảnh: TL

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể do khuẩn E.Coli

Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định xử phạt Nhà hàng ẩm thực Trần nổi tiếng ở Đà Nẵng mức 25 triệu đồng, đình chỉ chế biến thịt lợn luộc tại địa chỉ lô 1,2 Phạm Văn Đồng trong 2 tháng vì liên quan đến việc khiến 9 du khách nhập viện sau khi ăn trưa ở đây.

Ban quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng cho biết, đoàn thanh tra đã tiến hành lấy 3 mẫu thức ăn chế biến ngày 11/8/2019 – ngày các du khách bị ngộ độc ăn – tại cơ sở gồm: Thịt lợn luộc, rau sống, mỳ lá và gửi mẫu xét nghiệm 4 chỉ tiêu: E.Coli, Staphylococus aureus, Cl.perfiingens, Salmonella.

“Kết quả cho thấy mẫu thịt lợn luộc có chỉ tiêu vi khuẩn E.Coli vượt giới hạn cho phép”, Ban quản lý ATTP TP Đà Nẵng cho biết. Trước đó, 9 thực khách này nhập Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) trong tình trạng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

Thực tế, rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra do các thực khách ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn E.Coli này. Tháng 5/2019, sau khi ăn cưới tại một gia đình thuộc thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, hơn 100 người phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng như: Buồn nôn, đi ngoài và sốt cao… trong đó có nhiều bệnh nhân là t.rẻ e.m.

Nhà chức trách lấy 5 mẫu thực phẩm gồm: Đùi gà chiên, xôi ba màu, thịt lợn xào lăn, lẩu (tôm, cá viên), tôm hấp, hai mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và một mẫu phẩm màu, kết quả cho thấy, cả 5 mẫu đều có 2 vi khuẩn E.coli và Staphylococcus aureus (khuẩn gây mủ); 2/2 mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện của vi khuẩn E.Coli.

Vi khuẩn là mối nguy hay gặp nhất trong các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm. Tại Việt Nam, một khảo sát của Bộ Y tế cho kết quả có gần 80% bàn tay người bán hàng trên vỉa hè bị nhiễm khuẩn E.Coli. Cục An toàn thực phẩm cho hay, theo thống kê 50-60% các vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ta là do vi khuẩn gây ra.

Khuẩn E.Coli từ đâu mà có?

Escherichia coli (E.Coli) là vi khuẩn thường sống trong ruột người và động vật, có thể lây nhiễm sang thực phẩm do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, có nhiều trong phân người và động vật. Loại vi khuẩn này có nhiều ở thực phẩm, bụi, nước, đất… Hầu hết các loại vi khuẩn E.Coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, nhưng có một vài loại đặc biệt, như vi khuẩn E.Coli O157: H7, có thể gây n.hiễm t.rùng nặng đường ruột dẫn đến bệnh cảnh nặng hơn với tiêu chảy, đau bụng và sốt.

Theo Robert Glatter – chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York, Mỹ, khoảng 85% vi khuẩn E.Coli lây truyền từ thực phẩm sang người. Con đường lây truyền chủ yếu là từ thịt bò xay bị nhiễm khuẩn trong khi chế biến. Việc kết hợp giữa thịt bò siêu thị với nhiều loại thịt động vật khác cũng làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

Một nguyên nhân khác khiến bạn bị nhiễm khuẩn E.Coli là do ăn rau sống mọc ở trang trại gia súc. Nếu những loại trái cây hay nước ép trái cây không được làm sạch sẽ có nguy cơ cao bị vi khuẩn E.Coli lây nhiễm và tấn công cơ thể con người. Bạn cũng có thể bị nhiễm khuẩn này ngay cả khi sử dụng bột làm bánh quy.

Đầu năm 2019, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin từ mạng lưới các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) về việc sản phẩm pho mát nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam phát hiện nhiễm E.Coli O157:H7. Cục này đã có công văn gửi Bộ Công thương để thông báo và đề nghị thực hiện kiểm soát đối với lô sản phẩm thuộc cảnh báo nêu trên, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm có tên và s.ố l.ô như trong cảnh báo.

Tốc độ lây lan của vi khuẩn này rất nhanh. Khi người bị nhiễm bệnh không rửa tay kỹ khi đi vệ sinh có thể lây nhiễm sang cho người khác hoặc thực phẩm khác. Khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn E.Coli, sau thời gian ủ bệnh từ 2-20 giờ người bệnh sẽ bị ngộ độc. Người biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm do khuẩn này như: Đau bụng dữ dội; đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày; ít khi nôn mửa; thân nhiệt có thể hơi sốt; trường hợp nặng bệnh nhân có thể sốt cao, người mỏi mệt, chân tay co quắp đổ mồ hôi…

Việc ăn uống hợp vệ sinh như: ăn thức ăn nấu chín, bảo quản riêng biệt thực phẩm chín; vệ sinh bàn tay và dụng cụ chế biến thực phẩm giúp phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn E.Coli.

Theo giadinh.net.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *