Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện công lập, ngoài công lập, trung tâm y tế quận, huyện và phòng y tế quận huyện phải ưu tiên tiếp nhận khám và điều trị cho trẻ bị b.ạo h.ành, xâm hại t.ình d.ục.
Chỉ đạo này vừa được Sở Y tế TP.HCM đưa ra nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc t.rẻ e.m trên địa bàn thành phố theo công văn số 3554/UBND-VX.
Ngoài việc ưu tiên tiếp nhận khám và điều trị cho trẻ bị b.ạo h.ành, xâm hại t.ình d.ục, các đơn vị phải phát huy vai trò Phòng Công tác xã hội của bệnh viện trong công tác tư vấn, tham vấn nhằm giúp ổn định tâm lý cho t.rẻ e.m và gia đình, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho t.rẻ e.m.
Khi tiếp nhận các trường hợp bạo lực, xâm hại t.rẻ e.m, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị đảm bảo công tác bảo mật thông tin vụ việc, vận động người dân biết thông tin không chia sẻ những thông tin liên quan đến t.rẻ e.m để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ theo Điều 21 Luật T.rẻ e.m.
Bé Su nghi bị người tình của mẹ ruột b.ạo h.ành nặng nề, ông ngoại đưa bé từ Trà Vinh lên TP.HCM để làm việc với cơ quan chức năng.
Trước đó, nhiều vụ việc trẻ bị b.ạo h.ành, xâm hại liên tục xảy ra trên địa bàn thành phố khiến dư luận phẫn nộ.
Như trường hợp của bé D.N.C. (6 t.uổi, còn gọi là Su) nghi bị chồng hờ của mẹ b.ạo h.ành chỉ ít ngày khi được ông ngoại đưa đến ở với mẹ ruột tại quận 12, TP.HCM.
Khi người thân của bé làm đơn tố giác, Công quan Quận 12 đã vào cuộc điều tra. Bé C. được đưa đến bệnh viện quận 12 thăm khám, sau đó Trung tâm Pháp y TP.HCM đã giám định nạn nhân có tỉ lệ thương tật 51%.
Theo Helino
Đến đâu để giám định khi nghi ngờ bị xâm hại t.ình d.ục?
Người bị hại nhanh chóng đến công an, hội liên hiệp phụ nữ để được hướng dẫn giám định pháp y, hoặc vào bệnh viện yêu cầu thu thập mẫu.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) cho biết, khi xảy ra tình huống nghi ngờ bị xâm hại t.ình d.ục, nên đến cơ quan chức năng càng sớm càng tốt để không bị mất đi những dấu chứng trên cơ thể.
Người bị hại có thể đến cơ quan chức năng là công an hoặc hội liên hiệp phụ nữ. Người dân cũng có thể đến trực tiếp các trung tâm giám định pháp y, ví dụ Trung tâm giám định pháp y TP HCM ở 336 Trần Phú, quận 5.
“Các bệnh viện công lập hay ngoài công lập đều không có chức năng thực hiện giám định pháp y mà chỉ hỗ trợ thu thập mẫu, thu thập chứng cứ nếu có”, bác sĩ Nhi chia sẻ.
Khi thu thập mẫu để làm chứng cứ, bác sĩ sẽ lấy 3 ống mẫu gồm ống dịch â.m đ.ạo, ống xác định có t.inh t.rùng hay không và ống để kiểm tra ADN. Tại TP HCM, việc lấy mẫu có thể thực hiện tại một số cơ sở y tế công lập như Bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương, Nhân dân Gia Định.
Theo bác sĩ Nhi, nếu nạn nhân được cơ quan chức năng như công an, hội liên hiệp phụ nữ đưa đến viện để kiểm tra thì gia đình không đóng khoản phí nào. Nếu người bị hại tự đến yêu cầu khám, giám định, bệnh viện sẽ tiến hành lấy mẫu sau khi gia đình ký vào giấy yêu cầu, đồng ý không trả kết quả tại chỗ và phải đóng phí.
Theo luật, bệnh viện không được phép trả lời trực tiếp với gia đình người bị hại về kết quả giám định xác định nạn nhân có bị xâm hại hay không. “Kết quả cũng như các mẫu bệnh phẩm sẽ được giữ tại bệnh viện, bảo mật vì liên quan đến bí mật của bệnh nhân”, bác sĩ Nhi phân tích.
Khi cơ quan chức năng như tòa án, giám định pháp y cần những thông tin, kết quả này để thực hiện các thủ tục tố tụng, bệnh viện sẽ cung cấp khi có giấy, công văn yêu cầu theo quy định.
Lê Phương
Theo VNE