Ăn quá nhiều, uống rượu, sử dụng các thiết bị điện tử có thể khiến cơ thể không thoải mái, ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.
Ảnh minh họa
Mai Lê
Nguồn: Science Nature/Zing
Giấc ngủ của người lạc quan và bi quan liệu có gì khác nhau?
Theo nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã tìm thấy một sự liên quan mật thiết giữa thế giới quan của một người và chất lượng giấc ngủ của họ.
Mất ngủ hiện tại đã và đang là một căn bệnh mang tính toàn cầu. Đi cùng với đó là hàng loạt giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề: một bộ chăn nệm thật êm, hạn chế các thức uống có cồn vào bữa tối, hay tập thể dục đều đặn… và quan trọng nhất, giữ một tâm trạng thoải mái khi lên giường ngủ là điều cần thiết.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Behavioral Medicine, bác sĩ Rosalba Hernandez – phó giáo sư tại trường đại học Ilinois công bố: người lạc quan trong cuộc sống có giấc ngủ sâu hơn về đêm.
Cuộc khảo sát tương quan giữa giấc ngủ và sự lạc quan
Bác sĩ Rosalba Hernandez cùng các cộng sự đã khảo sát trên 3.548 tình nguyện viên t.uổi từ 32 – 51. Với bảng khảo sát về mức độ hài lòng trong cuộc sống hiện tại và tương lai, điểm khảo sát nằm trong khoảng 6 – 30 (30 là mức cao nhất). Cùng với đó, những người tham gia cũng tự đ.ánh giá về chất lượng giấc ngủ của họ và cường độ xuất hiện các cơn mất ngủ.
Người lạc quan có tỷ lệ mất ngủ ít hơn 74%.
Với kết quả khảo sát thu được, những người có điểm khảo sát (điểm hài lòng) cao thường ngủ từ 6 đến 9 tiếng mỗi đêm và có tỷ lệ mất ngủ ít hơn 74%.
“Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa tính lạc quan và chất lượng giấc ngủ, sau khi điều chỉnh những nhân tố như điều kiện sức khỏe, cơ địa và triệu chứng trầm cảm” – Bác sĩ Rosalba Hernandez nói.
Bác sĩ Rosalba Hernandez cũng kết luận: “Tinh thần lạc quan – sự tin tưởng về một tương lai tươi đẹp sẽ đến – là một tài sản vô giá cho sức khỏe và là liều thuốc phòng chống đặc trị mọi bệnh tật”.
Source (Nguồn): Medical News Today
Theo Helino