Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã tìm ra mối liên hệ giữa đồ uống có đường (bao gồm cả nước ngọt và nước trái cây 100%) với nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn mức thông thường.
Theo một nghiên cứu mới của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Harvard, những người tăng tiêu thụ đồ uống có đường – cho dù chúng có chứa đường bổ sung hoặc tự nhiên – có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn mức bình thường.
Theo đó, uống nhiều đồ uống có đường (SSBs), như nước ngọt, cũng như nước ép trái cây 100%, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng uống nhiều đồ uống có vị ngọt nhân tạo (ASB) thay cho đồ uống có đường không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm khi một khẩu phần hàng ngày của bất kỳ loại đồ uống có đường nào được thay thế bằng nước, cà phê hoặc trà. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét liệu những thay đổi dài hạn trong tiêu thụ SSB và ASB có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hay không.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã tìm ra mối liên hệ giữa đồ uống có đường (bao gồm cả nước ngọt và nước trái cây 100%) với nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn mức thông thường. (Ảnh minh họa)
“Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng chứng minh lợi ích sức khỏe liên quan đến việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường và thay thế những đồ uống này bằng các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn như nước, cà phê hoặc trà”, tác giả chính Jean-Philippe Drouin-Chartier, nghiên cứu sau tiến sĩ tại Khoa Dinh dưỡng cho biết.
Nghiên cứu đã xem xét dữ liệu trong 22-26 năm của hơn 192.000 đàn ông và phụ nữ tham gia 3 nghiên cứu dài hạn, bao gồm nghiên cứu sức khỏe của y tá, nghiên cứu sức khỏe của y tá 2 và nghiên cứu tiếp theo của các chuyên gia y tế .
Các nhà nghiên cứu đã tính toán những thay đổi trong mức tiêu thụ đồ uống có đường của người tham gia theo thời gian từ câu trả lời của họ đối với bảng câu hỏi tần suất thực phẩm được quản lý 4 năm một lần.
Sau khi điều chỉnh các biến số như chỉ số khối cơ thể, thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc tăng tổng lượng đồ uống có đường – bao gồm cả SSB và nước ép trái cây 100% – hơn 118 ml mỗi ngày trong giai đoạn 4 năm có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 16% trong 4 năm sau đó.
Tăng tiêu thụ ASB hơn 118 ml mỗi ngày trong 4 năm có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 18%, nhưng các tác giả cho biết những phát hiện liên quan đến ASB nên được giải thích một cách thận trọng do khả năng gây bệnh ngược (cá nhân có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường có thể chuyển từ đồ uống có đường sang đồ uống ăn kiêng) và thiên vị giám sát (những người có nguy cơ cao có nhiều khả năng được sàng lọc bệnh tiểu đường và do đó được chẩn đoán nhanh hơn).
Nghiên cứu cũng cho thấy việc thay thế một khẩu phần đồ uống có đường hàng ngày bằng nước, cà phê hoặc trà – nhưng không phải bằng ASB – có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 2-10%.
“Các kết quả nghiên cứu phù hợp với các khuyến nghị hiện nay để thay thế đồ uống có đường bằng đồ uống không chứa calo, không có chất làm ngọt nhân tạo. Mặc dù nước ép trái cây có chứa một số chất dinh dưỡng nhưng tiêu thụ của chúng nên được xem xét kỹ càng”, giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học, tác giả cao cấp của nghiên cứu, Frank Hu nói.
Hương Giang
Theo: sciencedail/vietQ
Ai cũng mệt mỏi nhưng không hề biết sự thật bất ngờ này
Bạn cần biết về các loại mệt mỏi khác nhau để tìm cách thoát khỏi tình trạng này.
1. Mức năng lượng cao và thấp
Nếu bạn uống quá nhiều trà, cà phê hoặc đồ uống có đường để có được năng lượng nhanh chóng và thường cảm thấy lờ đờ vào khoảng giữa buổi chiều, bạn hãy kiểm tra mức đường trong m.áu. Đồ uống chứa đường có thể tăng mức đường trong m.áu ngay lập tức. Nó cung cấp cho bạn năng lượng tức thời nhưng sau một thời gian bạn sẽ lại cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Lượng đường trong m.áu thay đổi thường xuyên có thể khiến cơ thể bị kiệt sức. Và sau một thời gian, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và run rẩy. Mất ngủ, kém tập trung và thay đổi tâm trạng là những triệu chứng khác của mất cân bằng lượng đường trong m.áu.
Phải làm gì: Bạn hãy ăn các thực phẩm giàu protein và chất xơ để tránh gặp phải tình trạng như vậy. Ngoài ra, bạn cố gắng không giữ khoảng cách dài giữa các bữa ăn và ăn một bữa ăn nhẹ nhỏ sau 4 giờ.
2. Thiếu khả năng chịu đựng
Nếu bạn cảm thấy vô cùng yếu đuối và không có ý chí để làm bất cứ điều gì, đó có thể là do mức độ sắt suy giảm. Sắt là một thành phần thiết yếu của huyết sắc tố và cung cấp năng lượng cho các tế bào não. Tình trạng thiếu sắt thường xảy ra ở những phụ nữ thường xuyên có kỳ kinh “nặng”. Nó có thể khiến người đó cảm thấy yếu ớt vì oxy cần thiết để tạo ra năng lượng không đến được các tế bào cơ thể.
Phải làm gì: Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy ăn nhiều thịt đỏ, rau xanh, đậu lăng, các loại hạt và trái cây khô.
3. Cảm thấy trống rỗng, chậm chạp
Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa ăn, bạn có thể cần phải suy nghĩ lại về kế hoạch ăn kiêng của mình. Chạy liên tục khi đói bụng có thể làm giảm mức năng lượng. Bạn cần kiểm tra mức magiê trong cơ thể. Magiê chịu trách nhiệm sản xuất năng lượng trong cơ thể và nếu bạn có lượng magiê thấp, rõ ràng là bạn cảm thấy chậm chạp.
Phải làm gì: Ăn rau lá xanh và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bạn có năng lượng hơn.
4. Thiếu động lực
Đôi khi bạn có cảm thấy rằng bạn không thể tập trung và không có năng lượng tinh thần để làm việc hiệu quả? Nó có thể là do cơ thể thiếu một số vitamin B nhất định. Thiếu vitamin B1 khiến bạn thấy khó chịu, có trí nhớ kém và ít tập trung, trong khi thiếu Vitamin B12 có thể khiến bạn nhầm lẫn.
Phải làm gì: Bạn cần hạn chế uống rượu và bổ sung thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống hàng ngày.
5. Mệt mỏi và khó thư giãn
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc không suy nghĩ và thư giãn, bạn hãy kiểm tra lượng caffeine tiêu thụ. Lượng cafein cung cấp năng lượng cho bạn trong một thời gian nhưng lạm dụng nó có thể có tác động tiêu cực đếnnăng lượng của bạn. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, nhưng cảm thấy khó khăn khi nghỉ ngơi hoặc đi ngủ.
Phải làm gì: Thay vì uống cà phê, bạn hãy uống trà thảo dược hoặc nước có gas.
Ngọc Huyền
Theo Timesofindia/emdep