Phòng tránh chấn thương phổ biến trong luyện tập

Khi tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, chỉ cần sơ sểnh một chút là có thể gặp chấn thương.

Nhiều chấn thương dai dẳng, rất khó chữa. Dưới đây là một số các chấn thương phổ biến do luyện tập cũng như tình huống xảy ra và cách phòng tránh.

Đau thắt lưng

Nếu bạn cảm thấy đau nhói ở vùng thắt lưng khi luyện tập thể thao, đó là dấu hiệu của việc bạn đã hoạt động quá sức. Bài tập vặn người với tư thế không phù hợp có thể ảnh hưởng đến vùng thắt lưng. Các chuyển động nghiêng người sang một bên cũng có thể khiến bạn bị đau thắt lưng. Bạn sẽ cảm thấy đau đớn ở thắt lưng hoặc nghiêm trọng hơn là bị chèn ép dây thần kinh hoặc thoát vị đĩa đệm.

phong tranh chan thuong pho bien trong luyen tap ebece2

Bong gân có thể xảy ra bất cứ khi nào trong quá trình tập luyện.

Bong gân

Bong gân, chệch khớp mắt cá chân có thể xảy ra bất cứ khi nào, nhất là khi chạy bộ hoặc tập trên máy chạy. Tình huống hay gặp nhất là khi chạy bộ bằng máy chạy bộ, bạn bị mất tập trung và bạn đạp lên nửa trên hoặc nửa dưới máy chạy bộ trong khi dây đai vẫn hoạt động. Nếu lúc này bạn nhảy ra khỏi máy chạy, mắt cá chân của bạn sẽ chuyển động theo hướng không tự nhiên. Chạy trên địa hình không bằng phẳng, lồi lõm cũng có thể làm tăng nguy cơ bong gân. Phương pháp an toàn, tránh chấn thương là: hầu hết các máy chạy bộ đều có một cái kẹp gắn với quần áo của bạn để dừng hoạt động của máy nếu bạn bị ngã. Trong trường hợp bạn chạy ở ngoài trời, hãy chạy trên vỉa hè hoặc trong công viên thay vì những nơi địa hình khiến bạn bắt buộc phải chạy lên dốc hoặc xuống dốc.

Đau cẳng chân

Đau dọc theo rìa trong của xương ống có thể là dấu hiệu của hội chứng căng xương chày, thường được biết đến là đau cẳng chân. Đau cẳng chân phổ biến với những người tham gia môn thể thao chạy hoặc nhảy. Đây là chứng viêm cơ và có thể xảy ra ngay cả khi bạn mới chỉ luyện tập một vài lần. Bạn rất dễ bị đau cẳng chân nếu tăng cường độ hoặc tần suất luyện tập. Địa hình luyện tập không bằng phẳng, chạy lên dốc hoặc xuống dốc cũng như mang giày quá cũ có thể tăng nguy cơ đau cẳng chân. Phương pháp an toàn là: Mang giày phù hợp và tăng cường độ tập luyện từ từ để ngăn tình trạng đau cẳng chân. Bên cạnh đó, không nên chạy hoặc đi bộ ngay. Hãy khởi động từ từ bằng cách nhảy nhẹ nhàng để tăng lưu thông m.áu và làm ấm cơ.

phong tranh chan thuong pho bien trong luyen tap 7c34bf

Khi chạy bộ ngoài trời, hãy chạy trên địa hình bằng phẳng.

Căng cơ lưng

Tình trạng căng cơ vùng lưng dưới có thể xảy ra theo nhiều cách. Thông thường, những chấn thương này là kết quả của tư thế/kỹ thuật không tối ưu, quá tải ở lưng do hoạt động, động tác lặp đi lặp lại và/hoặc chuyển động xoắn vặn – đặc biệt là khi tập tạ.

Ngăn ngừa như thế nào? Hãy tăng cường sức mạnh từ bên trong. Cố gắng tối ưu hóa độ mềm dẻo cũng có lợi. Đôi khi, nhóm cơ vùng đùi sau quá chặt có thể dẫn đến các vấn đề về lưng.

Để ngăn ngừa căng cơ lưng, bạn nên tập trung vào việc cải thiện tư thế. Ngay cả khi không tập luyện, hãy cố gắng tránh cong lưng để nâng vật nặng. Sử dụng phần thân dưới/cẳng chân trong những hoàn cảnh này để giảm căng cơ và gắng sức ở vùng thắt lưng.

Căng nhóm cơ sau đùi

Kéo hoặc căng nhóm cơ sau đùi bao gồm các cơ vùng sau đùi. Nó xảy ra khi các cơ này bị kéo giãn quá nhanh, thường là khi người đó tăng tốc quá nhanh từ tư thế trung gian hoặc tư thế tĩnh. Căng cơ sau đùi là loại chấn thương đặc biệt hay thay đổi và rất dễ bị lại. Tùy vào mức độ, bạn sẽ muốn chờ 2-6 tuần trước khi quay trở lại vào các hoạt động nặng đối với cơ sau đùi.

Để ngăn ngừa căng nhóm cơ đùi, bạn cần khởi động đúng cách và kỹ càng. Các bài tập động bao gồm kéo giãn trong khi thực hiện một loạt động tác sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với kéo giãn tĩnh (nghĩa là giữ tư thế kéo giãn trong một khoảng thời gian). Các bài tập như bước chùng chân, bước chéo chân ra trước, đá chân ra trước và bước chéo chân sẽ có nhiều lợi ích.

Cách phòng tránh chấn thương thể thao

Khởi động kỹ trước khi bắt đầu luyện tập để tăng lưu thông m.áu tới các cơ, làm cho các cơ, khớp vận động linh hoạt hơn. Trong quá trình luyện tập, nên nghỉ giữa các lần tập để cơ thể có thời gian phục hồi. Khi luyện tập môn thể thao mới, bạn nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần độ mạnh, sự linh hoạt và sức bền.

Điều quan trọng nhất để phòng tránh chấn thương khi tập thể thao là bạn phải biết lắng nghe cơ thể của mình, hãy dừng lại khi cảm thấy đau, khó chịu hoặc căng thẳng. Hãy đi khám ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Khớp hoặc xương biến dạng hoặc không cử động bình thường được; Bạn không thể chịu được trọng lượng bên chân bị đau hoặc khiến bạn thấy nặng hơn; Vết thương sưng to; Vết thương bị sưng tấy và đổi màu da.

Theo Sức khỏe & Đời sống

ACC khai trương phòng khám trị liệu thần kinh cột sống mới tại Đà Nẵng

Ngày 30 tháng 10 vừa qua, Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC (American Chiropractic Clinic) chính thức khai trương cơ sở mới tọa lạc tại 112 – 116, đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, trung tâm thành phố Đà Nẵng.

Đây là phòng khám thứ 4 của ACC tại Việt Nam, cũng là phòng khám chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống đầu tiên tại Đà Nẵng, đem đến thêm sự lựa chọn chữa trị các bệnh cơ xương khớp, các chứng đau cấp tính, mãn tính, các bệnh lý về cột sống, chấn thương thể thao, các tật bàn chân… mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật cho người dân.

Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc phòng khám ACC cho biết: “Kể từ khi mở phòng khám đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh cách đây 14 năm, chúng tôi đã có rất nhiều bệnh nhân từ cả Hà Nội và Đà Nẵng đến ACC để điều trị. Nhiều bệnh nhân mong muốn chúng tôi mở phòng khám tại địa phương. Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi mở thêm phòng khám tại Hà Nội và sau đó là Đà Nẵng.”

acc khai truong phong kham tri lieu than kinh cot song moi tai da nang 3378a6

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống điều trị bằng nắn chỉnh xương kết hợp các liệu trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng của ACC giúp 95% bệnh nhân hồi phục nhanh chóng

“Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống người nước ngoài giàu kinh nghiệm, tận tâm đối với bệnh nhân và kết hợp với trang thiết bị, công nghệ tiên tiến nâng cao kết quả điều trị, ACC mang đến dịch vụ điều trị các bệnh thần kinh cột sống – cơ – xương – khớp chất lượng cao mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật; mang đến thêm lựa chọn cho người dân địa phương. Giờ đây, người dân Đà Nẵng không cần phải đi xa điều trị ở các trung tâm y tế tại thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội nữa” – ông Wade Brackenbury thông tin thêm.

Trị liệu thần kinh cột sống – Chiropractic có lịch sử hơn 120 năm bắt nguồn từ Mỹ, là phương pháp dựa trên mối liên quan giữa cấu trúc cơ thể con người và sức khỏe của bệnh nhân cũng như nguyên lý hệ thần kinh điều khiển các chức năng trong cơ thể như hệ xương, hệ cơ… Bác sỹ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractor) có thời gian đào tạo bằng với các bác sĩ chuyên khoa khác, nhưng họ tập trung chuyên môn của mình vào nghiên cứu, học tập chức năng và cách điều trị của hệ cột sống và cơ-xương-khớp, sử dụng các cách điều trị tự nhiên, không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống dành nhiều thời gian học tập, đào tạo về giải phẫu và điều trị cột sống hơn những bác sĩ chuyên khoa khác. Đây cũng là ngành nghề lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau bác sĩ y khoa và nha sĩ, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tại hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, các nước châu Âu, Úc, bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống thường được tìm đến để điều trị các bệnh ở cổ, lưng, đầu gối và các vấn đề khác.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra xương sống và tìm ra các vùng mà đĩa đệm hay xương đè ép dây thần kinh. Hệ thần kinh trải dài khắp cơ thể, gắn kết các bộ phẩn kể cả các cơ quan nội tạng. Các dây thần kinh bị chèn ép trong xương cột sống thường gây ra các cơn đau, cũng như làm suy giảm sức khỏe khi ảnh hưởng lên các nội tạng trong cơ thể.

Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống ACC sẽ xem xét bệnh sử và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, để từ đó có được hướng điều trị hợp lý, tương ứng thể trạng người bệnh, mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, các bác sĩ phòng khám ACC sẽ kết hợp liệu trình trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương) với vật lý trị liệu phục hồi chức năng, và chỉnh hình bàn chân giúp giảm nhanh cơn đau và tránh cơn đau tái phát.

Trong suốt liệu trình điều trị, các bác sĩ chuyên khoa tại ACC tùy vào tình trạng mỗi bệnh nhân sẽ kết hợp các trang thiết bị tối tân, những bài tập và phương pháp điều trị riêng, phù hợp. Các thiết bị như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, dụng cụ giảm áp thế hệ mới Vertetrac, máy tăng động trị liệu ATM2 và hệ thống 4 thiết bị giảm áp thuộc liệu trình phục hồi chức năng Pneumex PneuBack có tác dụng kích thích quá trình làm lành, phục hồi vùng mô tổn thương, cũng như tăng khả năng hồi phục, tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt của cột sống và nhóm cơ bị co cứng. Bên cạnh đó, các thiết bị điện xung shock-wave, siêu âm và máy chiếu lazer thế hệ 4 có thể giúp tăng cường tuần hoàn m.áu, nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.

Phương pháp điều trị tại ACC là hoàn toàn không sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau, kháng viêm, và không phẫu thuật. Do đó, hạn chế được các tác dụng phụ lên dạ dày, gan, thận cũng như các rủi ro trong quá trình phẫu thuật.

Hiện nay, phòng khám ACC là phòng khám chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống có quy mô lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống đến từ Mỹ, Canada, Pháp, New Zealand, Hàn Quốc giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết cùng các chuyên viên vật lý trị liệu người Việt Nam và nước ngoài chuyên môn cao.

Theo congthuong.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *