Sâu răng là do các mảng bám tích tụ trên răng hoặc do vệ sinh răng miệng kém gây tổn thương men răng. Thói quen ăn uống có thể giúp ngừa sâu răng.
Phô mai: Các sản phẩm từ sữa như phô mai được chứng minh giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sâu răng. Phô mai có độ pH cao làm tăng lượng canxi và kích thích tiết nước bọt, qua đó giúp men răng cứng cáp hơn.
Táo: Ăn một quả táo mỗi ngày rất có lợi trong việc phòng ngừa sâu răng. Lượng đường cao trong trái cây tươi giúp kích thích tiết nước bọt. Nước bọt làm giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng, nhờ đó ngừa sâu răng.
Kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su không đường chứa xylitol giúp ngăn sự tích tụ mảng bám. Xylitol giúp chống lại vi khuẩn gây sâu răng, nhờ đó giúp giảm sâu răng.
Rượu vang: Rượu vang có khả năng chống lại các vi khuẩn gây sâu răng. Tuy vậy, rượu vang lại có thể gây ố màu răng.
Sữa: Các thức ăn và thức uống chứa đường làm giảm độ pH khoang miệng, gây sâu răng. Sữa có thể giúp kéo độ pH này cao trở lại, nhờ đó phòng ngừa sâu răng.
Nho khô: Khoa học đã chứng minh một số chất hóa học có trong nho khô như polyphenol và flanovoid có thể giúp ngừa sâu răng.
Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ kích thích tuyến nước bọt, giúp tạo ra một khoáng chất chống lại sâu răng. Các nguồn giàu chất xơ bao gồm chuối, táo, cam và các loại rau như đậu và bông cải xanh.
Thực phẩm chứa flo: Thức uống chứa flo hay bất kì sản phẩm nào làm từ nước chứa flo đều tốt cho răng. Các thức uống chứa flo bao gồm các loại thức uống năng lượng. Flo cũng có trong các thực phẩm chế biến sẵn như hải sản và thịt gia cầm.
Thực phẩm không đường: Đường là tác nhân chủ yếu gây sâu răng. Bạn nên chọn những thực phẩm thay thế có vị như đường nhưng không đóng vai trò nuôi dưỡng các vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng./.
T.H/VOV.VN (biên dịch)
Theo: Onlymyhealth
20 bí mật thú vị về những chiếc răng sữa và thứ tự mọc – thay răng của trẻ
Cha mẹ có biết con mình có bao nhiêu răng? Khi nào chúng thay răng? Và ở độ t.uổi nào không? Có 20 bí mật về răng sữa mà cha mẹ cần biết.
1. Răng được hình thành trước khi em bé được sinh ra. Cơ quan giống như răng đầu tiên phát triển trong bụng mẹ khi thai nhi mới sáu tuần t.uổi. Tiếp theo, các mô cứng bao quanh răng được hình thành khi thai nhi được khoảng ba đến bốn tháng. Lúc này, những chiếc răng sữa vẫn còn mềm, khác xa với những chiếc răng sữa mọc khi trẻ được 6 tháng t.uổi.
2. Đôi khi, cha mẹ thấy răng sữa của trẻ gần như trong suốt. Lý do là men răng (lớp ngoài cùng của răng) hấp thụ một số ánh sáng trong khi những phần còn lại phản xạ lại.
3.Răng sữa trắng hơn răng vĩnh viễn. Do men răng của trẻ mỏng hơn và có nhiều tinh thể hydroxyapatite màu trắng. Nên không có gì ngạc nhiên khi nụ cười của trẻ luôn luôn bừng sáng.
4. Răng hàm dưới thường mọc trước răng hàm trên.
Trẻ thường mọc răng khi bắt đầu được 6 tháng t.uổi. (Ảnh minh họa)
5. Răng sữa thường mọc thưa. Điều này là do chúng nhỏ hơn răng vĩnh viễn nên cần phải có những khoảng trống để khi răng vĩnh viễn mọc sẽ không bị chen chúc, xô lệch.
6. Răng vĩnh viễn mới mọc có hình dạng lượn sóng và nó sẽ được mài phẳng trong quá trình hao mòn.
7. Con gái thường mọc răng trước con trai trong cùng lứa t.uổi. Ưu tiên cho phái đẹp.
8. Mỗi người có một cách cắn nhai khác nhau. Điều này có nghĩa là mỗi người đều có sự liên kết răng độc nhất của riêng mình. Cho nên có thể dùng răng như dùng dấu vân tay để nhận dạng.
9. Răng sữa giúp phát triển khả năng nói ở trẻ. Nhờ sự xuất hiện của chúng, trẻ không còn là những cô cậu bé nói ngọng nữa.
10. Sâu răng là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới, chỉ đứng sau cảm lạnh thông thường. Sâu răng là do vi khuẩn và nhiều yếu tố góp phần tạo nên. Nó xảy ra khi trẻ ăn thực phẩm chứa carbohydrate, chẳng hạn như sữa, soda, nho khô, kẹo, bánh, nước ép trái cây, ngũ cốc, bánh mì, và chúng còn sót lại trên răng. Vi khuẩn sống trong miệng biến đổi những thực phẩm này tạo thành axit. Sự kết hợp của vi khuẩn, thức ăn, axit và nước bọt tạo nên một chất gọi là mảng bám trên răng. Theo thời gian, các axit do vi khuẩn sản xuất ăn mòn men răng, dẫn đến sâu răng.
Trẻ bắt đầu thay răng khi được 6 – 7 t.uổi. (Ảnh minh họa)
11. Răng khôn là răng cuối cùng được mọc lên. Có một số người có ít nhất 1 cái răng khôn, trong khi lại có những người không có răng khôn.
12. Nếu một chiếc răng sữa bị sâu hoặc bị rụng quá sớm, khoảng trống cần thiết cho răng vĩnh viễn sẽ bị mất và chỉ có thể lấy lại được thông qua điều trị chỉnh nha. Đồng thời, răng sữa bị sâu có thể khiến răng vĩnh viễn phát triển không đúng cách dẫn đến ố, mòn và răng yếu hơn.
13. Chăm sóc đúng cách cho răng sữa là rất quan trọng, vì những răng này giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn trong tương lai.
14. Trẻ sẽ mọc răng khi bắt đầu được 6 tháng. Thông thường, hai răng đầu tiên mọc là hai răng cửa dưới, tiếp theo là bốn răng cửa trên cùng.
15. T.rẻ e.m có 20 chiếc răng sữa khi được hai t.uổi rưỡi. 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới.
16. Lịch trình mọc và thay răng của trẻ khá thú vị, thứ tự có sự luân phiên giữa hàm dưới và hàm trên.
17. Trẻ có thể mất một chiếc răng hoặc một cặp răng giống như lúc mọc tại cùng một thời điểm. Điều này có nghĩa là trẻ có thể thay một răng cửa dưới trước rồi sau đó đến răng cửa dưới thứ 2 hoặc thay cả hai cùng một lúc. Thế nên, cha mẹ đừng hốt hoảng khi con mình bị mất răng liên tục.
Răng sữa bị sâu có thể khiến răng vĩnh viễn phát triển không đúng cách dẫn đến ố, mòn và răng yếu hơn. (Ảnh minh họa)
18. Thay răng sữa là cách để tạo thêm không gian cho răng vĩnh viễn có kích thước lớn hơn và số lượng nhiều hơn. Thật ra, răng vĩnh viễn nằm bên trong hộp sọ của trẻ. Chúng ở đấy, đợi hộp sọ phát triển đủ lớn và chờ thời gian thích hợp, chúng sẽ rơi xuống khe răng. Khi một chiếc răng vĩnh viễn di chuyển vào một khe, nó sẽ đẩy răng sữa ra ngoài. Chiếc răng sữa này bắt đầu lung lay và từ từ rơi ra khỏi vị trí của nó, thay thế hoàn toàn bằng một chiếc răng vĩnh viễn.
19. Có một vài trường hợp, trẻ không có một hoặc một cặp răng sữa. Đây được gọi là chứng thiếu răng bẩm sinh do di truyền. Và trong trường hợp này, trẻ cũng sẽ không bao giờ mọc răng vĩnh viễn ở vị trí bị thiếu đấy. Ngoài vấn đề về thẩm mỹ, chứng thiếu răng bẩm sinh có thể dẫn đến một số vấn đề khác như khó khăn khi nhai, phát âm bị hạn chế thậm chí, xương ở quanh chân răng chậm phát triển. Trẻ cần được trồng răng giả để lấp đầy chỗ trống.
20. Răng vĩnh viễn đầu tiên xuất hiện trong khoảng từ 6 – 7 t.uổi, và cũng bắt đầu là những răng cửa chính ở hàm. Tất cả 20 răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tám răng hàm lớn cùng với bốn răng khôn là những chiếc răng duy nhất không thay mà mọc trực tiếp như răng vĩnh viễn.
Nguồn: Mom
Theo Helino