Cá là món ăn giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu, có thể chế biến thành nhiều món đa dạng nên thường xuất hiện trong thực đơn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, có những sai lầm có hại cho sức khỏe khi ăn cá mà bạn nên biết.
Rã đông cá không đúng cách
Người nội trợ thường mắc sai lầm khi rã đông cá. Nếu bạn dùng nhiều nước nóng để rã đông cá sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội bám vào cá. Tốt nhất, bạn hãy đưa cá ra khỏi ngăn đá sớm và rã đông bằng nước ở nhiệt độ bình thường.
Mật cá dễ gây ngộ độc
Nhiều người truyền miệng về tác dụng chữa bệnh của mật cá như: Đau lưng, hen suyễn, đau bụng… Tuy nhiên, chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh. Trên thực tế, các BV thường nhận được rất nhiều trường hợp cấp cứu do nuốt mật cá. Qua phân tích, người ta thấy, trong mật cá, đặc biệt là mật cá trắm, cá chép thường có chứa độc tố alcol steroid. Chất này gây viêm gan, viêm thận cấp, tác động nguy hại lên hệ thần kinh.
Khi ngộ độc mật cá, bạn nên xử trí bằng cách đào thải chất độc ra khỏi cơ thể với việc gây nôn sớm, rửa dạ dày, điện giải và muối, dùng các biện pháp hỗ trợ hô hấp, tim mạch. Để đề phòng ngộ độc, chúng ta nên chọn cá tươi, không bị vỡ mật, khéo léo bóc bỏ trọn bộ lòng, nếu phát hiện mật cá bị vỡ, phải rửa cá thật sạch, nấu kỹ. Tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
Nhiễm độc và giun sán do ăn gỏi cá
Thông thường, cá được ăn khi đã nấu chín. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ăn cá càng tươi sống càng bổ dưỡng. Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên, nếu không được nấu chín sẽ không thể t.iêu d.iệt các kí sinh trùng. Khi bạn ăn gỏi cá, các kí sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến ung thư gan.
Cá có thể ăn các trứng sán ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ trong nội tạng động vật. Loại ký sinh trùng này nếu lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột sẽ gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân, thiếu m.áu.
Ăn cá khi bị ho
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc ăn cá khi sử dụng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao, thuốc hạ huyết áp sẽ làm phản tác dụng của cả thuốc và thực phẩm, gây hại cho bạn. Người bị ho lâu ngày và đang dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều, nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn m.áu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamin.
Nguy cơ bị gout nếu ăn cá khi đói
Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo triệu chứng bị gout tăng cao, phát tác nhanh nếu bạn ăn cá khi đói. Có hiện tượng đó là do hàm lượng dinh dưỡng trong cá có chất đạm cao được vào cơ thể bạn khi đói sẽ làm tăng lượng Purine chuyển hóa thành dạng axit uric – một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gout. Nguy cơ này sẽ tăng cao hơn khi bạn ăn cá biển, cá ở tầng nước sâu vì hàm lượng đạm của những loại cá này rất cao. Không chỉ cá, các loại hải sản nói chung luôn được chuyên gia dinh dưỡng về gout khuyến cáo không nên sử dụng.
Ướp muối cá quá mặn dẫn đến nguy cơ ung thư
Nhiều người có thói quen ướp muối cá rồi để ăn dần. Cá ướp muối thường đậm vị, thịt cá chắc nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi cá được trải qua quá trình ướp muối ở nồng độ cao và làm mất nước trong quá trình chế biến, sẽ sản sinh ra hợp chất nitrososamin – được chứng minh là có thể dẫn đến ung thư. Khi ăn cá ướp muối mặn lâu ngày sẽ tăng nguy cơ huyết áp cao, mỡ m.áu… và nhiều bệnh lý khác.
Xuân Thanh
Theo PLXH
4 cách chế biến cá khiến bạn rước độc, nhất là điều thứ 3 nhiều người mắc
Trong thành phần dinh dưỡng của cá cũng có chứa rất nhiều vitamin cần thiết rất tốt cho xương khớp của con người. Nhưng bạn đừng dại mà chế biến cá theo cách này kẻo hối hận nhé.
Cá ướp muối
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen ướp muối cá rồi để ăn dần trong một thời gian dài. Cá ướp muối đậm vị hơn, thịt cá chắc nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi ca được trải qua quá trình ướp muối ở nồng độ cao và làm mất nước trong quá trình chế biến, sẽ sản sinh ra hợp chất nitrososamin – được chứng minh là có thể dẫn đến ung thư cho cơ thể con người.
Ngoài ra, cá ướp muối khá mặn khi cơ thể con người ăn quá nhiều muối sẽ tăng nguy cơ ung thư mũi, vòm họng. Bên cạnh đó, ăn thức ăn có độ mặn cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, mỡ m.áu cao và nhiều bệnh lý khác.
Ảnh minh họa.
Cá dạng gỏi
Cá có nhiều dinh dưỡng nhưng cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Những chất độc này tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan và bệnh đường tiêu hóa khi ăn
Bên cạnh đó, khi chúng ta ăn các món thủy sản sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, bởi các loại này dễ nhiễm ký sinh trùng bám trên thực phẩm khiến con người dễ nhiễm bệnh.
Cá chiên rán
Cá chiên ran là món ăn được rất nhiều người yêu thích, bởi nó rất dễ ăn thơm ngon. Nhưng rất đáng tiếc là, các lợi ích sức khỏe của cá trong thành phần dinh dưỡng có thể biến mất khi nó được rán kỹ. Khi bạn ăn nhiều thực phẩm rán đối mặt với nguy cơ tăng cao bị bệnh tim dẫn tới đột quỵ nguy hiểm tới sức khỏe. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn cá rán mà thay vào đó hãy ăn cá hấp sẽ bổ dưỡng hơn rất nhiều.
Cá đã c.hết hoặc ươn
Khi bạn thường xuyên ăn cá không tươi là một mối đe dọa đến sức khỏe vì chúng ta không thể biết được chúng c.hết vì bệnh hay do c.hết ô nhiễm môi trường. Trng thành phần thịt cá sau khi c.hết vi khuẩn có thể sẽ phát triển nhanh hơn khi con người ăn phải loại cá ngày có thể bị ngộ độc cấp tính như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy…
Theo Min Min/Khỏe & Đẹp