Gan cũng là bộ phận dễ mắc bệnh tật, nhưng một vấn đề khác chính là không có triệu chứng rõ ràng, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị gặp trở ngại. Vậy nhìn gì trên cơ thể để phán đoán chức năng gan có khỏe mạnh hay không?
Quan sát những bộ phận này trên cơ thể để sớm phán đoán các vấn đề ở gan
Gan là bộ phận không có hệ thống thần kinh nên khi có vấn đề cũng không biểu hiện rõ rệt. Đây là lý do nhiều người khi đến bệnh viện kiểm tra thì có thể đã đến giai đoạn ung thư gan thời kỳ cuối.
Chính vì vậy, chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bình thường con người nên chú ý quan sát mọi thay đổi trên cơ thể để có thể sớm nhận ra khác thường, kịp thời thăm khám và điều trị thích hợp. Vậy bạn có thể nhìn vị trí nào để nhận biết chức năng gan có khỏe mạnh?
Quan sát sắc mặt
Một khi m.áu huyết ở gan không đủ đáp ứng thì da mặt cũng sẽ không nhận được cung ứng các dưỡng chất cần thiết. Lúc này, sắc mặt sẽ trở nên tối sạm, không giữ được độ hồng hào vốn có của một cơ thể khỏe mạnh. Nếu thấy gương mặt có biểu hiện vàng vọt thì đây chính là biểu hiện khi độc tố tích tụ quá nhiều.
Ngoài ra, khi gan không được thải độc kịp thời cũng gây rối loạn hormone và nội tiết, dẫn đến tình trạng mụn nhọt trên da mặt. Do chức năng gan gặp trở ngại, Progesterone (hormone steroid nội sinh) bị phá hủy khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái mất cân bằng.
Quan sát môi và mắt
Ngoài làn da trên khuôn mặt thì biểu hiện khác thường của màu sắc ở môi và mắt cũng phản ánh tình trạng chức năng gan có vấn đề. Thông thường, khi môi của bạn trở nên tối màu, miệng khô, lưỡi đắng, hôi miệng kéo dài thì nên cảnh giác nhiệt ở gan quá thịnh.
Ngoài ra, khi mắc bệnh về gan, con người cũng thường dễ xuất hiện quầng thầm đen ở mắt, đôi mắt khô rát, sợ ánh sáng và kèm theo ngứa. Do gan sẽ tiết ra dịch mật, nếu hợp chất Bilirubin trong dịch mật quá nhiều sẽ dẫn đến chứng vàng da, khiến cho làn da và cả lòng trắng mắt cũng biến màu vàng so với bình thường.
Quan sát tĩnh mạch và lòng bàn tay
Người có chức năng gan kém thì trên da cũng thường xuất hiện các vết giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng Estrogen tiết ra quá nhiều dẫn đến các mạch m.áu giãn nở bất thường. Trong khi đó, gan vốn có chức năng hỗ trợ tiêu trừ bớt Estrogen dư thừa nhưng nếu gan gặp trở ngại sẽ khiến Estrogen tích tụ càng nhiều, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Không chỉ vậy, một số trường hợp bệnh nhân mắc chứng xơ gan hoặc viêm gan mãn tính cũng sẽ có hiện tượng giãn nở các mao mạch. Thông thường biểu hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, lưng, ngực, vai và gò má.
Bảo vệ sức khỏe gan nên bắt đầu từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày
Uống nhiều nước
Con người mỗi ngày cần đảm bảo lượng nước phù hợp để duy trì các chức năng trong cơ thể, đặc biệt là vào những ngày thời tiết hanh khô thì bạn càng dễ mất nước. Một khi uống đủ nước thì tốc độ tuần hoàn m.áu mới được tăng cường, thúc đẩy trao đổi chất, cân bằng các tiết tố như dịch mật, dịch tuyến tụy, dịch tiêu hóa v.v…
Như vậy, bổ sung nước không những góp phần đảm bảo cho gan hoạt động khỏe mạnh mà còn có lợi cho sự tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình thải độc ra ngoài, giảm thiểu các tổn thương cho gan và những bộ phận khác.
Hạn chế bia rượu, t.huốc l.á
Thói quen uống bia ở một mức độ hợp lý mỗi ngày có thể có tác dụng hoạt huyết, lưu thông kinh mạch. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều thì nồng độ cồn đi vào cơ thể sẽ vượt quá chức năng trao đổi chất của gan, gây tổn thương tế bào gan. Nghiên cứu cho thấy, một người khỏe mạnh với thể trọng 50kg thì mỗi ngày chỉ có thể trao đổi chất khoảng 50g nồng độ cồn.
Bên cạnh đó, t.huốc l.á cũng là nguyên nhân gây hại không nhỏ đến chức năng gan, làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo, tăng nguy cơ mắc ung thư gan. Do đó, bạn có thể uống bia với một chế độ hợp lý và nên cai t.huốc l.á hoàn toàn để tăng cường sự khỏe mạnh cho gan cũng như toàn cơ thể.
Vận động phù hợp
Ngồi lâu và lười hoạt động thể chất sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan cũng như các bệnh tật khác. Bạn nên lựa chọn môn vận động thích hợp với thể chất cũng như điều kiện sinh hoạt của mình. Việc này giúp ích cho quá trình thúc đẩy tuần hoàn m.áu, nâng cao khả năng trao đổi chất, tăng sức đề kháng và dưỡng gan tốt hơn.
Cân bằng trong ăn uống
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn ít nhưng chia ra nhiều bữa. Thói quen này không những giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất mà còn giúp gan dễ dàng thải độc ra ngoài, giảm nguy cơ mất cân bằng nội tiết.
Ngoài ra, bạn cũng không nên kén ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn có tính kích thích mạnh. Bổ sung nhiều rau củ quả giàu vitamin và protein có lợi để tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế bệnh tật.
Giữ tinh thần lạc quan, tích cực
Bạn bị lo âu, trầm cảm trong thời gian dài sẽ khiến khí gan bị ức chế, tồn đọng, độc tố tích tụ nhiều hơn gây tổn hại cho tế bào gan. Không những vậy, tinh thần không thoải mái, dễ cáu giận còn tăng nguy cơ bị đau chướng bụng, tăng sinh tuyến vú, bệnh bướu giáp cổ, mất ngủ, k.inh n.guyệt không đều v.v…
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sohu/emdep
Giãn tĩnh mạch chân có phải do sau sinh không kiêng khem?
Khi sinh bé, tôi thấy chân và tay mình nổi rất nhiều gân xanh, nhất là chân. Có lẽ do sau sinh tôi không kiêng khem, tắm rửa kỳ cọ kỹ nên mới bị gân nổi lên? Tôi phải làm thế nào?
Nguyễn Thanh Vân (Huế)
Ảnh minh họa
Quan niệm ngày xưa thường cho rằng phụ nữ sau sinh nở phải kiêng khem kỹ, không được tắm rửa sớm, nếu tắm rửa và kỳ cọ kỹ gân sẽ nổi lên nhiều. Nhưng thực ra đây là một quan niệm sai lầm bởi thực tế có nhiều phụ nữ dù kiêng khem kỹ nhưng gân vẫn nổi như thường. Khoa học đã chỉ rõ rằng, phụ nữ khi mang thai cân nặng tăng lên rất nhiều, cộng thêm sức nặng của thai nhi sẽ càng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở chân, vì thế phụ nữ mang thai thường bị gân xanh nổi lên. Gân xanh ở đây chính là những tĩnh mạch bị giãn, có thể kèm theo những triệu chứng như chuột rút, thâm tím chân, nặng chân, nhức mỏi chân, phù chân… Đây là dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch.
Trước mắt để giảm suy giãn tĩnh mạch, giảm các khó chịu do bệnh gây ra, bạn có thể tập luyện tại nhà, lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp, ngâm chân nước lạnh, đi tất nén… Tập luyện nên chọn các hình thức ít gắng sức, không tăng áp lực lên chân, do đó không nên tập các môn như tập aerobic, nâng tạ, chạy… Nên đi bộ, đạp xe, bơi lội, như thế sẽ giúp cho việc lưu hồi m.áu tĩnh mạch từ chân về tim được dễ dàng hơn, giảm các triệu chứng lâm sàng.
Điều cần thiết là phải giữ cho cổ chân được di động liên tục. Khi tập luyện cũng không nên nín thở vì nín thở làm tăng áp lực m.áu. Một số tư thế yoga cũng tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch như tư thế hổ mang, tư thế trồng chuối, tư thế cây nến, cái cày… Về ăn uống, bạn nên chọn thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin C, E, rutin, flavonoid và uống nhiều nước rải đều trong ngày.
BS. Bội Hoàn
Theo SK&ĐS