Bệnh viêm đường hô hấp rất hay tái phát vào thời điểm chuyển mùa. Đây là một bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp có thể khiến trẻ nguy hiểm tính mạng nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Nhiều trẻ bị viêm phổi tái đi, tái lại nhiều lần
Theo khoa Nhi Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong 2 tuần trở lại đây, số lượng trẻ nhập viện do viêm phổi tăng cao, chiếm 30% tổng số trẻ nhập viện. Trong đó, nhiều trường hợp trẻ bị viêm phổi tái đi, tái lại nhiều lần.
Đó trường hợp bé Nguyễn Văn Trọng (TP. Bà Rịa) chưa đầy 1 t.uổi nhưng đã phải nhập viện điều trị bệnh viêm phổi đến 3 lần. Anh Nguyễn Văn Thảnh, bố của bé cho hay: “Cứ mỗi đợt mưa xuống, trời trở lạnh là bé lại bị viêm hô hấp rồi chuyển sang viêm phổi, nhưng lần này là nặng nhất. Bé dùng kháng sinh liên tục 4 ngày rồi mà vẫn còn khò khè, ho nhiều, khó ngủ”.
Theo bác sĩ Vương Quang Thắng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bà Rịa bệnh viêm phổi ở trẻ không khó theo dõi và điều trị, song với trẻ nhũ nhi (dưới 2 t.uổi) rất dễ dẫn đến suy hô hấp nếu không được sự giám sát theo dõi chặt chẽ của cơ sở điều trị và gia đình.
Điều đáng nói, thời điểm này, do ảnh hưởng của thời tiết giao mùa, trẻ rất dễ bị viêm hô hấp trên, khi đề kháng trẻ yếu dễ dẫn đến bội nhiễm. Nếu cha mẹ không chú ý tới, để lâu không đưa trẻ đi chữa trị kịp thời, trẻ dễ bị biến chứng sang viêm phổi. Hơn nữa, trẻ sống trong môi trường có khói t.huốc l.á, không khí ô nhiễm, sử dụng thiết bị điều hòa, quạt máy không hợp lý cũng khiến trẻ dễ bị viêm phổi tái đi, tái lại nhiều lần. Thông thường thì bệnh nhi viêm phổi nằm viện để điều trị kháng sinh khoảng từ 5-7 ngày; với trường hợp nặng hơn có thể điều trị trên 10 ngày.
Theo bác sĩ Vương Quang Thắng viêm phổi là bệnh không lây nhiễm, nhưng virus và vi khuẩn gây bệnh viêm phổi có thể lây từ người này sang người khác. Do đó, tốt nhất bạn hãy giữ trẻ tránh xa bất kỳ ai có các dấu hiệu bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp như nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Trẻ có những dấu hiệu bất thường cần đưa đến viện sớm
Theo bác sĩ Vương Quang Thắng để giúp trẻ phòng bệnh viêm phổi, phụ huynh cần phải lưu ý những vấn đề như giữ ấm cho trẻ, vì cơ thể trẻ dễ mất nhiệt, nhiễm lạnh. biến chứng nặng hơn, hoặc làm sai lệch triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, khi cho trẻ đi chơi, cha mẹ cần chú ý đến cách giữ ấm, đeo khẩu trang phòng, tránh bụi cho trẻ. Cha mẹ cho trẻ đi tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa chủng cúm gây biến chứng viêm phổi.
Về dinh dưỡng, trẻ cần được bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng, các thực phẩm giàu vitamin A, bổ sung kẽm, uống các loại nước ép giàu vitamin C tự nhiên như cam, chanh, bưởi… Khi trẻ có dấu hiệu ho, sổ mũi, cha mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ngày 3-5 lần.
Có thể sử dụng một số loại si rô ho thảo dược chiết xuất từ tần dày lá (húng chanh), vỏ quýt chưng gừng tươi với đường phèn cho trẻ uống. Nếu trẻ sốt thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt và lau mát cơ thể trẻ bằng nước ấm. Cha mẹ chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước, ăn trái cây tươi, ăn cháo hoặc súp và theo dõi nhiệt độ cơ thể của con.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Vương Quang Thắng sau 2-3 ngày mà trẻ vẫn không thấy đỡ, hoặc trẻ có những dấu hiệu bất thường như trẻ lờ đờ, không chơi đùa hoạt bát khi hết sốt, không chịu ăn uống, sốt cao, nôn ói… phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để điều trị, không nên tự ý dùng thuốc, phòng trường hợp bệnh trẻ trở nặng dẫn đến biến chứng nặng hơn, hoặc làm sai lệch triệu chứng của bệnh.
Trẻ bị viêm phổi thường có dấu hiệu như:
– Trẻ ho vừa đến nặng;
– Thở nhanh liên tục trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng t.uổi), trên 50 lần/phút (2 tháng- 1 t.uổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 t.uổi) (đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức, dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút);
– Trẻ thở gắng sức: Cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực;
– Trẻ sốt vừa đến sốt cao;
– Đau ngực, không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho; nôn không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho;
– Tím tái quanh môi và ở mặt do thiếu ôxy; thở rít…
Theo Helino
Gia tăng t.rẻ e.m nhập viện do thay đổi thời tiết
Thời tiết chuyển mùa, ngày mưa ngày nắng bất thường làm cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp. Mỗi ngày, chỉ tính riêng Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhi đến khám, phần lớn trẻ có triệu chứng mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi..
Thời tiết thay đổi khiến các nguy cơ các bệnh viêm đường hô hấp tăng cao. Ảnh minh họa.
Theo Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM trong tháng 8 và đầu tháng 9, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh đường hô hấp tăng nhiều so với những tháng trước, đặc biệt là tỷ lệ trẻ viêm tiểu phế quản, viêm phổi tăng rõ rệt và có khuynh hướng tiếp tục gia tăng trong tháng tới.
Hiện mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhi đến khám, phần lớn trẻ có triệu chứng mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi…
Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số bệnh nhi đến khám và nhập viện những ngày qua cũng tăng không ngừng. Đáng chú ý, số trẻ mắc bệnh về đường hô hấp kèm sốt, nôn ói tăng cao. Ngoài ra, còn hàng nghìn trẻ điều trị ngoại trú do mắc các bệnh khác như viêm họng, viêm phế quản do nhiễm virus.
Theo BS Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ dưới 12 tháng t.uổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém hơn, do đó khi trẻ sinh ra đờm nhớt và diễn tiến khó thở, suy hô hấp cũng đến nhanh hơn.
Vì thế, tỷ lệ trẻ dưới 12 tháng t.uổi dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp cao so với các trẻ có t.uổi lớn hơn. Mặt khác, vào thời tiết chuyển mùa từ mưa sang nắng hoặc ngược lại là thời điểm các loại vi khuẩn, virus có điều kiện phát triển nhanh, tạo nhiều độc lực cao nên dẫn đến tình trạng nhiều trẻ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.
Như một quy luật về tự nhiên hằng năm, từ tháng 7 đến tháng 10, số trẻ nhập viện do các bệnh hô hấp thường gia tăng. Viêm phế quản cấp tính hay mạn tính đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, như hay quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi, sụt cân, chậm lớn, chậm biết đi.
Thời tiết chuyển mùa là thời điểm trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh, nhất là đối với trẻ có sức đề kháng yếu.
Do đó, phụ huynh cần có các biện pháp phòng tránh cho trẻ như giữ ấm cơ thể trẻ vào ban đêm, cho trẻ uống nước ấm, vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên. Bên cạnh đó, cho trẻ sống trong không khí trong lành, không ô nhiễm môi trường như nhiều khói bụi, khói t.huốc l.á.
Khi trẻ có triệu chứng khó thở, ho hen nhiều đừng nên chủ quan, tự ý mua thuốc cho uống tại nhà khi chưa biết rõ thể trạng bệnh lý. Vì như thế bệnh không những không bớt mà còn nặng thêm do nhiễm virus quá lâu ngày.
Một em bé có thể phát triển viêm tiểu phế quản sau khi nhiễm một loại virus từ một người lớn hoặc t.rẻ e.m có cảm lạnh thông thường. Khi bị cảm lạnh, cần rửa tay trước khi chạm vào em bé và cân nhắc việc đeo khẩu trang.
Thường xuyên rửa tay làm giảm sự lây lan của virus gây viêm tiểu phế quản. Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản, giữ ở nhà cho đến khi lui bệnh hoàn toàn để tránh lây lan cho người khác. Những cách đơn giản nhưng hiệu quả khác có thể giúp kiềm chế sự lây lan của n.hiễm t.rùng như:
Hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt hoặc cảm lạnh. Nếu trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh ra sớm, tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh trong hai tháng đầu tiên của cuộc sống. Giữ cho phòng tắm, nhà bếp, bàn ghế trong nhà sạch sẽ.
Để khử trùng các khu vực, có thể sử dụng dung dịch thuốc tẩy và nước, được thực hiện với một muỗng canh thuốc tẩy cho mỗi 4 lít nước lạnh. Không được trộn lẫn bất kỳ hóa chất khác, vì điều này có thể tạo ra một phản ứng hóa học độc hại.
Để tránh gây nguy hiểm cho trẻ, tuyệt đối không nên tùy tiện mua thuốc cho trẻ uống khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Mặt khác, tiêm chủng cũng là cách ngăn chặn và hạn chế được các loại bệnh về đường hô hấp cho trẻ, dù thời tiết giao mùa hay mưa nắng thất thường vì lúc đó bé đã có sức miễn dịch tốt, có thể chống chọi được các loại vi rút gây ra bệnh về đường hô hấp.
Thanh Lâm
Theo congluan