Thời điểm này tại Hà Nội, do độ ẩm cao, các cánh đồng ở ngoại thành bước vào mùa thu hoạch lúa nên kiến ba khoang xuất hiện nhiều và tràn vào các khu dân cư, có thể khiến nhiều người dân phải nhập viện vì viêm da, nhiễm độc…
Tiếp xúc với kiến ba khoang có thể bị nhiễm độc, gây tổn thương da
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa đưa thông tin cảnh báo người dân cảnh giác với kiến ba khoang, đồng thời hướng dẫn cách phòng tránh, xử lý khi bị kiến ba khoang tấn công.
Theo đó, bác sĩ Lê Ngọc Duy, Trung tâm Cấp cứu và Chống độc – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng… Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển.
Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn… Đây là loại côn trùng nguy hiểm. Độc tố trong kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ, khi tiếp xúc với chất gây độc của kiến ba khoang có thể làm tổn thương da, gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng n.hiễm t.rùng toàn thân.
Bác sĩ Lê Ngọc Duy khuyến cáo, khi thấy kiến ba khoang, người dân không nên dùng tay, chân để đ.ập, nghiền nát, chà xát kiến nhằm tránh độc tố từ kiến tiết ra; khi bị dính chất độc từ kiến ba khoang, cần tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương, nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng; bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Viêm da do kiến 3 khoang thường khỏi trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách. Tuy nhiên, nếu thấy vết đốt có dấu hiện l.ở l.oét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ thì người dân nên đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.
Theo anninhthudo
Mưa nhiều, kiến ba khoang phát triển và tấn công người dân
Từ tháng 9 đến tháng 11 dương lịch là thời điểm kiến ba khoang phát triển mạnh và nhiều người nhập viện điều trị da liễu do tiếp xúc với kiến ba khoang.
Theo VTC14