Nhiều bệnh nhân bị n.hiễm t.rùng do xăm hình, lời cảnh báo từ bác sĩ da liễu

Xăm hình tưởng như vô hại nhưng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ. Ngay cả khi được xăm bởi một nghệ nhân xăm hình chuyên nghiệp thì bạn vẫn có thể bị các phản ứng da có hại.

Nhiều trường hợp bệnh nhân xăm hình bị n.hiễm t.rùng

Mới đây, Bệnh viện Da liễu TP.HCM vừa tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân xăm hình bị n.hiễm t.rùng, dị ứng mực xăm, phát ban… đến khám và điều trị.

Ths. BS Lê Thảo Hiền – Khoa Thẩm mỹ da (Bệnh viện Da liễu TP.HCM) cho biết xăm hình tưởng như vô hại nhưng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ. Ngay cả khi được xăm bởi một nghệ nhân xăm hình chuyên nghiệp thì bạn vẫn có thể bị các phản ứng da có hại. Một số phản ứng xảy ra tức thì sau khi xăm, một số phản ứng xuất hiện sau vài tuần hoặc nhiều năm sau đó mà bệnh nhân không biết nguyên nhân.

nhieu benh nhan bi nhiem trung do xam hinh loi canh bao tu bac si da lieu ab6d27

BS Thảo Hiền lưu ý 7 phản ứng da có hại sau khi xăm và cách xử trí như sau:

1. N.hiễm t.rùng: Bình thường, sau xăm hình, khi da lành thì bạn sẽ có cảm giác ngứa và da bong vảy. Tất cả những dấu hiệu này là phản ứng da bình thường sau khi xăm hình. Tuy nhiên, nếu da bị n.hiễm t.rùng sẽ có các biểu hiện sau: Da đỏ, sưng, đau, vùng da xăm hình bị rộp nước, sốt, ớn lạnh và run người, da nổi mủ, loét da.

N.hiễm t.rùng hình xăm thường xuất hiện ngay sau khi xăm hoặc sau vài ngày thậm chí vài tháng.

2. Dị ứng mực xăm: Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài tuần thậm chí vài năm sau. Một số người xuất hiện phản ứng dị ứng sau khi điều trị một bệnh lý khác, chẳng hạn như sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus cho HIV hoặc phẫu thuật thay khớp.

Hầu hết mọi người đều bị dị ứng với một màu mực cụ thể. Màu đỏ thường gây dị ứng nhiều nhất. Tuy nhiên, bất kỳ mực xăm màu nào cũng có thể gây dị ứng.

Các dấu hiệu dị ứng mực xăm: Da vùng xăm bị đỏ và sưng; ngứa; có những mảng hoặc nốt gồ lên da; da rộp nước; da rỉ dịch…

3. Phát ban khi xăm mực tạm thời: Phát ban có thể xảy ra trong lúc xăm hình hoặc sau 3 tuần và thường gặp ở mực xăm màu đen. Chất gây dị ứng có trong mực xăm màu đen thường là PPD.

4. Phát ban dị ứng ánh nắng: Sau khi xăm, một số người bị dị ứng ánh nắng trên vùng da xăm hình. Phản ứng này có thể xảy ra mỗi khi ánh nắng chiếu vào hình xăm của bạn.

5. Bệnh da xuất hiện: Việc xăm mình có thể gây khởi phát các bệnh lý về da như bệnh vảy nến, viêm da cơ địa (bệnh chàm), bạch biến, lichen phẳng, sẹo lồi, ung thư da. Các bệnh lý da có thể xuất hiện trong vòng 10 đến 20 ngày sau khi xăm. Bệnh cũng có thể xuất hiện sớm nhất là ba ngày sau khi xăm. Đôi khi, chúng có thể xuất hiện nhiều năm sau đó.

6. Phỏng da sau khi chụp cộng hưởng từ: Trường hợp này hiếm gặp. Một số người đã bị phỏng vùng da xăm hình trong khi chụp MRI. Vì vây, khi cần phải chụp MRI, bạn cần thông báo với kỹ thuật viên chụp MRI rằng bạn có hình xăm trên da. Yêu cầu kỹ thuật viên dừng chụp MRI nếu bạn cảm thấy nóng rát hoặc châm chích ở vùng da xăm hình.

7. Sưng hạch: Mực xăm thường lan đến các hạch bạch huyết sau khi vùng da xăm lành lại. Sưng vùng hạch gần với vùng da xăm hình. Thường là hạch vùng cổ, nách và bẹn.

nhieu benh nhan bi nhiem trung do xam hinh loi canh bao tu bac si da lieu b066ef

Bác sĩ khuyến cáo để tránh các biến chứng trong xăm hình

Bác sĩ Thảo Hiền khuyến cáo để tránh các biến chứng trong xăm hình cần hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắt. Thoa kem chống nắng ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài đường. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, phổ rộng và chống nước. Thoa kem chống nắng cho tất cả vùng da không có quần áo che phủ.

Che chắn hình xăm trước khi đi ra ngoài đường bằng cách che phủ bởi quần áo hoặc khẩu trang, găng tay. Chọn lựa vải che hình xăm là loại vải dày, tối màu, có khả năng chống nắng tốt.

Nếu bạn đã từng bị sẹo lồi thì hãy suy nghĩ lại về việc xăm mình. Sẹo có thể xuất hiện sau khi xăm và làm hỏng hình xăm của bạn.

Với những trường hợp bị dị ứng nặng (khó thở, đ.ánh trống ngực, tức ngực, chóng mặt hoặc chóng mặt, đau bụng, sưng phù nhiều, đau dữ dội, da đỏ bừng hoặc nổi mảng phù ngứa) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

TT

Theo baodansinh

Trị mụn trứng cá bằng kháng sinh có nguy cơ n.hiễm t.rùng, kháng thuốc

Dù mụn trứng cá là một tình trạng viêm, nhiều bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh để xử lý tình trạng trên.

Thế nhưng theo các chuyên gia về da liễu, việc sử dụng kháng sinh để điều trị mụn trứng cá sẽ gây rất nhiều tác hại, nhất là bị kháng thuốc, tác dụng phụ, n.hiễm t.rùng.

tri mun trung ca bang khang sinh co nguy co nhiem trung khang thuoc 16c1fd

Bệnh nhân bị mụn trứng cá – Ảnh minh họa

Mụn trứng cá là một trong những bệnh lý của nang lông tuyến bã mạn tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 80% thanh thiếu niên và người trẻ từ 11 đến 30 t.uổi. Bệnh có thể để lại những hậu quả đáng tiếc là sẹo và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sinh bệnh học của mụn trứng cá rất phức tạp, chưa được hiểu biết hoàn toàn nhưng có những yếu tố rất đáng chú ý như: tăng tiết bã nhờn, sừng hóa nang lông, vai trò của vi khuẩn Cutibacterium acnes, hiện tượng viêm và đáp ứng miễn dịch. Chính vì do vai trò của vi khuẩn Cutibacterium acnes, và hiện tượng viêm mà kháng sinh là một trong những điều trị cơ bản và lựa chọn đầu tay của bác sĩ da liễu.

Tuy nhiên, chia sẻ tại Hội nghị khoa học thường niên da liễu miền Nam với chủ đề “Kết nối chuyên ngành da liễu truyền thống và hiện đại” diễn ra hôm 29.9, nhiều chuyên gia da liễu đã cảnh báo về mối nguy cơ sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá hiện nay của một số bác sĩ. Theo các chuyên gia da liễu, mụn trứng cá được công nhận là tình trạng viêm, không phải là một bệnh truyền nhiễm nhưng việc sử dụng kháng sinh đối với mụn trứng cá lại không thể giải quyết được tình trạng da một cách triệt để, thậm chí gây tác hại nguy hiểm.

Bác sĩ Võ Thị Đoan Phượng – Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết việc sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá sẽ gây ra tác dụng phụ, kháng thuốc, phá vỡ hệ sinh vật trên da, đặc biệt gây n.hiễm t.rùng. “Những người bị mụn trứng cá được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hoặc uống ít nhất 6 tuần có khả năng bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp và viêm họng gấp 2 đến 3 lần so với những bệnh nhân không sử dụng kháng sinh trong 1 năm theo dõi”, bác sĩ Phượng chia sẻ.

Bác sĩ Phượng cho rằng kháng sinh không còn là lựa chọn đầu tay trong điều trị mụn trứng cá. Các bác sĩ trị mụn trứng cá nên thay thế kháng sinh bằng những liệu pháp hormon. Điều này đặc biệt trong điều trị mụn trứng cá, trong đó tiếp xúc với kháng sinh có thể có ý nghĩa do một số lượng lớn người bị ảnh hưởng bởi bệnh và tình chất mạn tính của tình trạng này khiến cho xu hướng điều trị kéo dài.

“Trong điều trị mụn trứng cá các bác sĩ cần phải hạn chế sử dụng kháng sinh, lựa chọn kháng sinh phù hợp nhất, không sử dụng đơn trị liệu, nhấn mạnh sự tuân thủ điều trị và hạn chế thời gian điều trị. Điều cần thiết hiện nay trong điều trị mụn trứng cá là cần thay đổi nhận thức về kháng sinh, từ đó tạo sự thay đổi thói quen kê đơn trong thực hành lâm sàng”, bác sĩ Phượng khuyến cáo.

Hồ Quang

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *