Nghẹt mũi, sổ mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ hiện nay, đặc biệt là những bé có sức đề kháng yếu. Thay vì sử dụng các loại thuốc tây hay thuốc kháng sinh, các mẹ có thể thử một số mẹo chữa sổ mũi cho bé vừa hay vừa nhanh khỏi sau đây.
Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa khiến các bé dễ mắc bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này như: dị ứng, virus cúm xâm nhập,… Nếu sổ mũi do virus gây ra thì việc dùng thuốc tây, thuốc kháng sinh sẽ rất lâu khỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bố mẹ nên áp dụng nhiều mẹo dân gian tại nhà giúp trẻ giảm bớt nghẹt mũi
Mẹo chữa sổ mũi cho bé hiệu quả tức thì
Trước khi quyết định cho con dùng các loại thuốc để trị sổ mũi, mẹ có thể thử một số mẹo dân gian cực hay sau đây:
Bổ sung thực phẩm mát, bổ dưỡng
Bố mẹ nên cho trẻ bú nhiều sữa, uống nhiều nước, nước trái cây mát hoặc súp loãng. Đây là mẹo chữa sổ mũi cho bé cực kì hữu ích giúp dịch mũi lỏng hơn, dễ làm sạch hơn.
Tắm nước ấm cho trẻ
Nước ấm có tác dụng làm lỏng dịch mũi, mẹ sẽ dễ dàng làm sạch và hút mũi hơn cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng.
Các mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm, có thể cho thêm lá tía tô, tinh dầu tràm hoặc xả để tăng hiệu quả.
Nằm cao đầu khi ngủ
Tư thế ngủ cao đầu ngăn nước mũi chảy ngược vào trong giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ nhớ chèn khăn để bảo đảm đầu trẻ không bị tuột xuống.
Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên kê hẳn 1 phần vai của con lên gối để bé không bị mỏi cổ.
Cho bé hỉ mũi
Đây là mẹo chữa sổ mũi cho bé đơn giản và hiệu quả. Mẹ có thể tập cho bé hỉ mũi hợp lý để chấm dứt tình trạng nước mũi thò lò.
Mẹ nên cho trẻ rửa tay sạch sẽ và vứt khăn giấy bẩn vào thùng rác sau mỗi lần hỉ mũi nhé!
Thoa dầu vào 2 lòng bàn chân
Khi bắt đầu có hiện tượng hắt hơi và sổ mũi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp xoa nóng khoảng 1 phút vào lòng bàn chân bé để giữ ấm. Biện pháp này rất hiệu quả nhất là đối với trẻ sơ sinh.
Massage 2 bên sống mũi
Bé bị nghẹt mũi sẽ khó thở hơn. Vì thế, mẹ cần massage cho trẻ bằng cách: dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc dùng 2 ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng 2 bên sống mũi. Mẹo chữa sổ mũi cho bé bằng cách massage giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
Đây là mẹo chữa sổ mũi cực hay cho trẻ mà các mẹ cần nhớ
Chườm nước ấm lên tai bé
Hai bên tai là nơi nhiều dây thần kinh điều tiết m.áu ở mũi, vì vậy, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản giãn ra giúp thông mũi. Các mẹ dùng khăn đã thấm nước ấm và đặt ở tai trẻ khoảng 10-15 phút sẽ giúp con giảm nghẹt mũi đáng kể.
Dùng mật ong và gừng
Mẹ lấy 1 miếng gừng nhỏ, bỏ vỏ, rửa sạch và giã nát. Sau đó, cho vào nồi, đun với một ít nước kèm 1 chút mật ong, khuấy đều rồi cho bé uống 3 lần/ngày. Lưu ý: chỉ cho bé uống mỗi lần 1 muỗng cà phê. Cách này có thể dùng khi bé bị sổ mũi, tuy nhiên không dùng được cho trẻ dưới 1 t.uổi.
Uống trà hoa cúc
Nếu con trên 6 tháng t.uổi, các mẹ có thể cho bé uống trà hoa cúc để làm dịu cổ họng bị kích thích bởi chất nhờn.
Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ
Bố mẹ nên cho trẻ mặc ấm khi đến mùa lạnh nhé!
Để phòng ngừa sổ mũi cho con, cha mẹ nên lưu ý những điều dưới đây:
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ, phụ huynh nên cho trẻ ngủ đủ giấc và bú mẹ nhiều hơn.
Giữ vệ sinh nhà cửa, không gian xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
Tuyệt đối hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.
Theo emdep
Bé nghẹt mũi, chảy nước mắt, đi khám phát hiện có khối u lạ
Khối u trong hốc mũi thường đem lại các triệu chứng dễ lầm là “bệnh vặt”: nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, mờ mắt…
Sáng 28-10, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết vừa phẫu thuật thành công cho một b.é t.rai, mới 15 tháng t.uổi bị một khối u hiếm gặp nằm sâu trong hốc mũi.
Theo mẹ của bệnh nhi, thời gian gần đây chị phát hiện con trai nghẹt mũi liên tục, hầu như không thể thở bằng mũi bên trái. Quan sát kỹ hơn, mắt trái của bé dường như hơi lồi so với mắt bên phải, thấy lạ, chị đưa bé đi khám.
Mẹ con bệnh nhi đang kể lại câu chuyện
Theo TS-BS Nguyễn Thị Thanh Thúy, Trưởng khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viện Tai Mũi Họng, khối u trong mũi b.é t.rai có kích thước đến 3,5 cm, là rất lớn so với cơ thể em bé mới 15 tháng t.uổi. Khi phát hiện, khối u đã chèn ép một số tổ chức vùng mũi -xoang, chèn cả nhãn cầu nên mắt bé mới bị lồi.
PGS-TS-BS Trần Phan Chung Thủy, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng, cho biết do cháu bé được mổ nội soi nên hiện nay có thể ăn uống bình thường, sức khỏe tốt. Phẫu thuật nội soi có phần khó khăn hơn cách mổ hở, cần phẫu thuật viên có tay nghề tốt nhưng ưu điểm là sẽ không để lại sẹo trên mặt bé, giúp bé hồi phục nhanh chóng hơn.
Theo BS Thanh Thúy, u vùng hốc mũi rất khó nhận diện bởi các dấu hiệu thường không đặc hiệu: nghẹt mũi (tắc nghẽn đường thở), ra m.áu mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, lồi mắt, mờ mắt, nhìn đôi… Nếu các vấn đề bất thường này xảy ra, kéo dài, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay.
Theo nguoilaodong