Đây là hai trải nghiệm mới cho các bà bầu sinh mổ tại BV Từ Dũ và bệnh nhi phẫu thuật trong ngày tại BV Nhi đồng TP.
BV Từ Dũ (TP.HCM) vừa áp dụng trang bị tai nghe cho các thai phụ trong lúc sinh mổ được nghe nhạc. Thay vì nghe tiếng loảng xoảng của dụng cụ phẫu thuật, tiếng tít tít của máy móc, các sản phụ sẽ được nghe những bản nhạc hòa tấu.
Khi con cất tiếng khóc chào đời, tai nghe sẽ được tháo ra để mẹ nghe tiếng khóc của con. Sau đó, khi bé đang được da kề da với mẹ, nhạc sẽ lại ngân nga để mẹ an tâm qua hết cuộc mổ.
Một sản phụ được nghe nhạc trong lúc sinh mổ tại BV Từ Dũ. Ảnh: BSCC
BS CK2 Lê Ngọc Diệp, Trưởng phòng Công tác xã hội bệnh viện, cho biết: “Đây là một trong những cải tiến mới nhằm đem đến trải nghiệm êm ái cho sản phụ sinh mổ tại bệnh viện. Sản phụ khi đi mổ có nhiều nỗi lo, tâm trạng bất an có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Việc nghe nhạc sẽ giúp cho sản phụ thư giãn, bình tĩnh vượt qua cuộc mổ”.
Hiện tại, phương pháp này đang được áp dụng để thăm dò cảm xúc, đ.ánh giá của sản phụ khi vừa được mổ và nghe nhạc để sắp tới áp dụng rộng rãi hơn. Bệnh viện đã có năm phòng mổ được trang bị tai nghe cho sản phụ khi phẫu thuật. Dự kiến sẽ có 15 tai nghe được trang bị. Sản phụ trước khi sinh được tư vấn về việc sử dụng tai nghe nhạc khi mổ gây tê với các ích lợi của nó.
Nếu như sản phụ trong lúc chờ các bác sĩ mổ bắt con được nghe những bản hòa tấu êm dịu tại BV Từ Dũ thì tại BV Nhi đồng TP, các bệnh nhi được cho xem phim hoạt hình trong lúc mổ vừa trò chuyện thoải mái cùng nhân viên y tế.
Một bệnh nhi tiểu phẫu mổ kén gối trái trong ngày được cho xem phim hoạt hình tại BV Nhi đồng TP. Ảnh: BSCC
Sáng kiến được áp dụng tại Khoa phẫu thuật trong ngày đối với những bệnh nhi trải qua những ca phẫu thuật đơn giản trong ngày.
Việc cho các bé thư giãn trong lúc mổ giúp giải tỏa tâm trạng bất an, làm tan biến căng thẳng cho các bé.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Trầm cảm sau sinh: Những ‘tội ác’ không thể ngờ từ người mẹ
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý liên quan đến suy nghĩ, hành động và sức khỏe của người phụ nữ sau sinh. Trong trường hợp nặng, ý nghĩ và hành vi hại c.hết đứa trẻ ngay sau khi sinh có thể xảy ra với những hoang tưởng hoặc ảo giác.
Ảnh minh họa: Internet
Thống kê trên thế giới cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh đối với các bà mẹ khoảng 10 %, ở Việt Nam có thể lên tới 33%.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, cứ 7 người phụ nữ Mỹ thì có khoảng 1 người mắc trầm cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau khi sinh em bé. Có thể thấy thời kỳ sinh đẻ là giai đoạn xảy ra những biến đổi tâm lý vô cùng khó khăn đối với người phụ nữ.
Họ phải đối mặt với những thay đổi từ hình thể, nội tiết tố đến vai trò xã hội… khiến đại đa số đều lo lắng. Trong đó, phổ biến nhất là trầm cảm sau sinh.
Theo thống kê năm 2013 của BV Từ Dũ, TP.HCM, tỉ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh chiếm 5,1%, loạn thần sau sinh, chiếm 0,5% số phụ n.ữ s.inh đẻ.
Mỗi năm, BV Tâm thần Trung ương 1 điều trị cho 20-30 trường hợp trầm cảm sau sinh và tại Viện sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai, cũng chừng đó bệnh nhân được nhập viện điều trị mỗi năm.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều gia đình, đặc biệt là người chồng, chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề này để bảo vệ sức khỏe của người mẹ và em bé.
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý liên quan đến suy nghĩ, hành động và sức khỏe của người phụ nữ sau sinh. Khi đó, người mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng và thường xuyên trách móc bản thân không đủ khả năng chăm sóc con. Những ý nghĩ ám ảnh có thể xuất hiện và thường liên quan đến bạo lực đối với trẻ. Trong trường hợp nặng, ý nghĩ và hành vi hại c.hết đứa trẻ ngay sau khi sinh có thể xảy ra với những hoang tưởng hoặc ảo giác.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm trong thời kỳ sinh đẻ như: sinh con lần đầu; độ t.uổi của người mẹ; nạo phá thai, sảy thai hoặc thai c.hết lưu; mang thai ngoài ý muốn; các xung đột trong hôn nhân, căng thẳng trong cuộc sống; thiếu sự trợ giúp; khó khăn trong vấn đề chăm sóc trẻ…
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý liên quan đến suy nghĩ, hành động và sức khỏe của người phụ nữ sau sinh. Trong trường hợp nặng, ý nghĩ và hành vi hại c.hết đứa trẻ ngay sau khi sinh có thể xảy ra với những hoang tưởng hoặc ảo giác. Ảnh minh họa: Internet
Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đ.ứa t.rẻ. Vì vậy, người phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nhận được sự quan tâm chia sẻ từ người thân.
Người phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều bữa ăn, đảm bảo khoảng 30-35Kcal/kg/ngày. Trong đó, lượng chất đạm hợp lý chiếm từ 15-20% năng lượng (tốt nhất nên được cung cấp đa dạng các loại đạm từ thịt, cá, trứng, tôm, sữa, đậu….); 20-25% chất béo và 55-65% chất bột đường; uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh.
Mọi hình thức kiêng khem thái quá đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và trẻ nhỏ, dẫn tới những khủng hoảng tinh thần do mẹ mệt mỏi, con đau ốm, suy dinh dưỡng…. Đặc biệt giá trị của việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp người mẹ nhanh lấy lại vóc dáng, gắn kết tình cảm mẹ con; trẻ nhỏ khi được bú mẹ có sức đề kháng tốt, ít ốm vặt. Do vậy, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một trong những biện pháp góp phần tích cực hạn ché áp lực tinh thần cho người mẹ sau sinh.
Chế độ nghỉ ngơi cho phụ nữ sau sinh cũng cần được quan tâm chú ý. Họ cần có những giấc ngủ sâu và đủ. Nếu nhận được những chia sẻ trong việc chăm sóc em bé hay những lời động viên tích cực, được sống trong bầu không khí thoải mái, vui vẻ cũng giúp họ cảm thấy yên tâm và an toàn.
Đặc biệt với những phụ nữ có t.iền sử stress, trầm cảm hoặc gặp những vấn đề khó khăn trong mang thai và sinh đẻ, người thân cần quan tâm chú ý tới các dấu hiệu bất thường và đảm bảo uống thuốc đúng giờ. Khi thấy họ có những biểu hiện buồn chán, lo lắng hay cáu giận bất thường, gia đình cần đưa bệnh nhân tới gặp các bác sỹ, chuyên gia để được tư vấn và điều trị. Tuy nhiên, một trong những may mắn đó là trầm cảm sau sinh thường đáp ứng tốt nếu được điều trị kịp thời.
THÁI HÀ
Theo T.iền phong