Lần đầu tiên trong 19 năm, các nhà khoa học phát hiện một dòng virus mới gây ra bệnh AIDS, hãng tin Mỹ CNN đưa tin ngày 6/11.
Con đường lây nhiễm HIV. Đồ họa: Avert.
Theo kết quả nghiên cứu do Abbott Laboratories và Đại học Missouri (Mỹ) thực hiện, dòng virus mới là một phần của phiên bản nhóm M của chủng HIV-1 – thủ phạm của đại dịch toàn cầu. Kết quả nghiên cứu được công bố ngày 6/11 trên tạp chí chuyên về AIDS Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes.
Có 2 chủng HIV là HIV-1 (bắt nguồn từ tinh tinh) và HIV-2 (bắt nguồn từ loài khỉ Sooty Mangabey ở châu Phi). HIV-1 có khả năng lây truyền cao trên phạm vi toàn cầu.
Giống như các loại virus khác, HIV có khả năng biến đổi theo thời gian. Đây là dòng virus HIV nhóm M mới được xác định kể từ khi có hướng dẫn phân loại chủng virus vào năm 2000.
Việc biết được chính xác dòng virus nào đang lưu hành sẽ giúp tăng hiệu quả xét nghiệm HIV.
Abbott hiện xét nghiệm hơn 60% mẫu m.áu của thế giới và công ty này phải tìm kiếm các dòng virus mới, theo dõi sự lưu hành của chúng để “có thể phát hiện được chúng dù chúng xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới”, Mary Rodgers, nữ khoa học gia của Abbott, nói.
Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia (Mỹ), nói rằng, việc điều trị HIV chống lại dòng virus này và các dòng khác vẫn hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định được dòng virus mới giúp tìm hiểu rõ hơn cách thức HIV biến đổi.
“Không có lý do để lo lắng hay hoảng sợ. Không có nhiều người nhiễm dòng virus mới này”, ông Fauci nói.
Để có thể công bố đây là một dòng virus mới, phải phát hiện được ít nhất ba trường hợp độc lập. Hai trường hợp đầu tiên được tìm thấy ở Cộng hòa Dân chủ Công năm 1983 và 1990. Trường hợp thứ ba cũng được tìm thấy ở Congo vào năm 2001 nhưng vào thời điểm đó, công nghệ không đủ mạnh để xác định được liệu đó có phải là dòng virus mới hay không.
Sau đó, các nhà khoa học công tác tại Abbott và Đại học Missouri phát triển các công nghệ mới để nghiên cứu các dòng virus bất thường. “Giống như mò kim đáy bể vậy và cuối cùng dùng nam châm hút cái kim lên”, bà Rodgers ví von.
Nhưng hiện vẫn chưa rõ biến thể mới của HIV tác động cơ thể con người như thế nào, có khác biệt gì với các dòng khác, chủng khác hay không. Người ta tin rằng, phương pháp điều trị HIV/AIDS hiện tại có thể chống lại dòng virus mới.
Khoảng 36,7 triệu người trên thế giới hiện có HIV trong người, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người nhiễm HIV của Việt Nam còn sống tính đến thời điểm 18/10/2019 là 209.900 người; số trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS là gần 96.960 người; số người t.ử v.ong do HIV/AIDS tính đến thời điểm trên là 98.450 người.
Cách HIV xâm nhập, gây bệnh
Theo Vinmec, khi đi vào cơ thể con người, HIV sẽ xâm nhập một loại tế bào bạch cầu có tên là CD4. Ngoài ra, HIV còn có thể xâm nhập các tế bào khác như: lympho bào B, đại thực bào, tế bào hình sao, tế bào nguồn, tế bào xơ non…
Khi đó, virus chiếm lấy tế bào, sử dụng tế bào để sản sinh ra hàng trăm nghìn bản sao, đồng thời phá hủy tế bào CD4. Tiếp theo, những bản sao HIV này sẽ xâm nhập hệ tuần hoàn, tiếp tục gắn vào tế bào CD4 khác, tiếp tục nhân lên.
Vì tế bào CD4 có vai trò chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể nên khi lượng tế bào CD4 bị thiếu hụt thì sẽ làm giảm sức đề kháng khiến con người dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, khi số lượng HIV trong m.áu tăng lên, nguy cơ lây truyền virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh cũng tăng theo.
Ở người lớn khỏe mạnh số lượng CD4 dao động từ 500 – 1500 tế bào/mm3 m.áu. Ở người mắc HIV, nếu CD4 ở mức từ 350 – 500 tế bào/mm3 m.áu thì tức là hệ miễn dịch suy giảm nhẹ. Nếu CD4 200 tế bào/mm3 m.áu đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch bị suy giảm nặng, nguy cơ mắc các bệnh n.hiễm t.rùng cơ hội cao.
Thời gian trung bình từ khi nhiễm HIVtới khi tiến triển thành AIDS là khoảng 10 năm. Một số bệnh nhân có thể tiến triển nhanh đến AIDS chỉ trong vài tháng. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có liên quan chặt chẽ tới số lượng và chức năng của tế bào CD4.
Các giai đoạn nhiễm HIV/AIDS
Các giai đoạn nhiễm HIV gồm:
Nhiễm cấp tính, xảy ra 2-4 tuần sau khi nhiễm virus:
-Đa số các trường hợp bị lây bệnh có các triệu chứng giống như cúm: sốt, phát ban, đau cơ, đau khớp, đau đầu, suy nhược, sưng hạch ở cổ và bẹn…
-Các triệu chứng nhẹ, không gây chú ý những virus đang sinh sôi và lây lan khắp cơ thể trong thời gian này.
-Là thời điểm khả năng lây truyền HIV sang người khác cao nhất vì số lượng virus trong m.áu của bệnh nhân rất cao.
Ẩn bệnh (không hoạt động hoặc im lìm):
-Thường kéo dài nhiều năm.
-Xuất hiện rất ít triệu chứng của HIV trong giai đoạn này. Nhiều người có thể không có triệu chứng trong nhiều năm.
-Virus có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị bệnh trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng.
AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải):
-Thường diễn ra nhiều năm sau khi bị lây nhiễm HIV.
-Số lượng virus tăng nhanh, tấn công và t.iêu d.iệt các tế bào miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, người bệnh có phản ứng miễn dịch rất yếu, mất khả năng kháng nhiễm.
-Có nhiều triệu chứng khác nhau: sụt cân nhiều, nấm miệng, sốt kéo dài, tiêu chảy kéo dài, viêm phổi, lao phổi, viêm da, viêm mũi, viêm màng não, loét miệng nặng, thiếu m.áu… Ở giai đoạn cuối của AIDS, người bệnh có những biểu hiện như suy kiệt, nấm thực quản, các bệnh n.hiễm t.rùng cơ hội nặng, suy giảm trí nhớ, ung thư…
-Có nhiều loại thuốc có thể điều trị cho bệnh nhân AIDS nhưng không thể trị dứt điểm.
Người bệnh có thể lây truyền HIV cho người khỏe mạnh trong bất kỳ giai đoạn nào nêu trên. Vì vậy, người sống chung với bệnh nhân HIV nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để được hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu.
THÁI AN
Theo T.iền phong
Phát hiện chủng virus HIV mới sau gần 20 năm
Biến thể mới thuộc phiên bản Nhóm M của HIV-1, chủng HIV đã gây đại dịch toàn cầu, theo Abbott Laboratories, công ty nghiên cứu cùng với Đại học Missouri ở Kansas City.
Phát hiện trên được công bố ngày 6/11 trên tạp chí Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes, chuyên về hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
Theo CNN, đây là phát hiện quan trọng, vì giới y học phải biết có những chủng HIV nào đang lây lan mới có thể bảo đảm các xét nghiệm vẫn hiệu quả.
“Đây là thách thức thực sự đối với các các xét nghiệm chẩn đoán”, Mary Rodgers, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu cao cấp ở Abbott, cho biết.
Để phát hiện ra chủng HIV mới, các nhà khoa học phải tìm được ba ca nhiễm bệnh riêng biệt. Ảnh: CNN.
Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho biết các phương pháp điều trị HIV hiện tại vẫn hiệu quả kể cả với biến thể này, và các biến thể khác. Tuy nhiên, tìm ra được chủng HIV mới cho thấy bức tranh đầy đủ về cách virus này biến chuyển.
“Không có lý do gì để hoảng sợ hay lo lắng, dù chỉ một chút”, ông Fauci nói. “Không nhiều người mắc chủng này. Đó là một ngoại lệ”.
Lần đầu tiên trong 19 năm, các nhà khoa học phát hiện biến thể mới của virus HIV. Ảnh minh họa: Getty Images.
Để phát hiện ra chủng HIV mới, các nhà khoa học phải tìm được ba ca nhiễm bệnh riêng biệt. Hai ca bệnh trước được phát hiện ở Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1983 và 1990.
Mẫu virus thứ ba được phát hiện ở Congo năm 2001 trong một nghiên cứu về HIV. Nhưng thời điểm đó, công nghệ chưa đủ để xác định xem đây có là chủng HIV mới hay không.
Hiện chưa rõ chủng HIV này ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào hay phản ứng khác gì các chủng khác. Các phương pháp điều trị hiện tại có thể kìm hãm nhiều chủng HIV, và được cho là sẽ có tác dụng với chủng mới này, theo CNN.
Khoảng 36,7 triệu người trên thế giới đang mắc virus HIV, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Năm 2016, khoảng 1,8 triệu người mới bị nhiễm bệnh.
Theo Zing.vn