Cáu gắt, nhịn tiểu lúc mới thức dậy, nhịn ăn sáng,… là những thói quen gây hại lớn cho gan thận mà rất nhiều người mắc nhưng không hề biết mình đang tự hủy hoại sức khỏe của chính mình.
Ảnh minh họa: Internet
Nhịn tiểu buổi sáng
Cơ thể đã tích tụ nhiều chất độc tố sau 1 đêm dài và đi tiểu chính là cách thải độc tự nhiên.
Tuy nhiên, nếu bạn cứ cầm nén cảm giác đi tiểu để đổi lại vài phút ngủ nướng, hay làm những việc khác thì hậu quả chính là việc làm độc tố tích tụ nhiều trong cơ thể. Về lâu dài, chức năng gan sẽ bị suy giảm nghiêm trọng và khiến cơ thể dễ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Bỏ bữa sáng
Rất nhiều người có thói quen bỏ bữa sáng. Các chuyên gia cảnh báo rằng, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nếu lâu ngày không ăn sáng sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu protein gây tích tụ mỡ gan.
Nếu ít vận động, không tập thể dục để cơ thể tích tụ lại nhiều calo không tiêu hao được, dần dần cơ thể sẽ tích trữ chất béo gây nên bệnh béo phì, và nặng hơn là bệnh gan nhiễm mỡ.
Hơn thế nữa, nếu không ăn sáng hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài thì mật trong túi mật không được làm việc. Lâu ngày mật sẽ trở nên nhớt lại và cuối cùng dẫn đến sỏi mật đầy nguy hiểm.
Chào ngày mới bằng một điếu thuốc cũng là một thói quen buổi sáng tai hại. Những chất có hại trong t.huốc l.á dễ dàng đ.ầu đ.ộc bạn sau khi đi vào cơ thể. Ảnh minh họa: Internet
Thức đến sáng
Khoảng thời gian buổi tối từ 23h – 1h sáng hôm sau là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Lúc này gan có chức năng sẽ làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Còn trong khoảng 1h – 3h sáng , túi mật trong gan sẽ giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong m.áu.
Cơ quan gan có chức năng thực hiện tốt nhất các vai trò này khi cơ thể trong trạng thái ngủ sâu. Nếu bạn duy trì thói quen ngủ không đủ giấc, thức khuya hoặc thức trắng đêm trong một thời gian dài, các cơ quan của cơ thể phải làm việc quá sức sẽ sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa từ hoạt động chuyển hóa của tế bào, điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan.
Từ đó, chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm và lâu dài. Đồng thời, thức khuya kéo dài làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B.
Sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ vào buổi sáng
Buổi sáng sau khi ngủ dậy, chúng ta không nên sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu, mỡ. Việc này vô tình khiến gan phải hoạt động nhiều hơn. Lâu dần có thể dẫn đến các tình trạng tổn thương gan như gan nhiễm mỡ và các bệnh lý liên quan khác.
Khoảng thời gian buổi tối từ 23h – 1h sáng hôm sau là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Lúc này gan có chức năng sẽ làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Còn trong khoảng 1h – 3h sáng , túi mật trong gan sẽ giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong m.áu. Ảnh minh họa: Internet
Ăn quá nhiều vào bữa sáng
Ăn quá nhiều vào buổi sáng có thể gây rối loạn chức năng đường tiêu hóa của cơ thể, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như quá trình thải độc của gan.
Hay nổi cáu sau khi thức dậy
Người hay cáu gắt, dễ nổi nóng vào buổi sáng sau khi thức dậy dễ ảnh hưởng đến chức năng gan, tổn thương gan dẫn đến ứ đọng, gây rối loạn chuyển hóa chức năng, làm tăng khả năng mắc các bệnh về gan.
Hoạt động mạnh
Tập thể dục buổi sáng từ xưa tới nay vẫn được xe, là cách rèn luyện cơ thể khỏe mạnh và rất khoa học.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn vận động mạnh ngay sau khi ngủ dậy sẽ rất dễ bị mắc các bệnh về tim mạch và gây đột quỵ rất nguy hiểm.
Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả của tập thể dục buổi sáng, ngay sau khi tỉnh dậy bạn nên ngồi nghỉ một lát cho khí huyết âm dương trong cơ thể được cân bằng, lưu thông. Tiếp theo bạn cần khởi động nhẹ rồi mới đi tới bài tập thể dục chính.
Cơ thể đã tích tụ nhiều chất độc tố sau 1 đêm dài và đi tiểu chính là cách thải độc tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn cứ cầm nén cảm giác đi tiểu để đổi lại vài phút ngủ nướng, hay làm những việc khác thì hậu quả chính là việc làm độc tố tích tụ nhiều trong cơ thể. Về lâu dài, chức năng gan sẽ bị suy giảm nghiêm trọng và khiến cơ thể dễ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet
Đi chân trần xuống sàn nhà
Rất nhiều người thường có thói quen đi chân trần trên sàn gỗ, gạch, đá như vậy hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Chân là trái tim thứ hai của cơ thể, giữ ấm cho chân là công việc vô cùng quan trọng. Buổi sáng, bàn chân vẫn chưa thích ứng được nhiệt độ bên ngoài, nếu đi trên sàn rất dễ bị lạnh dẫn đến tình trạng đau bụng, đi ngoài. Kéo dài có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
Uống nước lạnh
Nhiều người coi việc chỉ uống nước lạnh buổi sáng là một biện pháp tốt cho sức khỏe, thế nhưng nước lạnh có thể làm tổn thương đến việc tích tụ dương khí của cơ thể.
Với phụ nữ nếu kéo dài có thể gây đau bụng khi hành kinh, đàn ông có thể mắc các bệnh đường ruột, đau nhức các khớp xương, giảm ham muốn t.ình d.ục. Tốt nhất buổi sáng nên uống một cốc nước ấm có pha chút mật ong.
Theo các chuyên gia, nếu bạn vận động mạnh ngay sau khi ngủ dậy sẽ rất dễ bị mắc các bệnh về tim mạch và gây đột quỵ rất nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet
Dụi mắt
Thói quen dụi mắt khi thức dậy không hề tốt cho sức khỏe. Bởi lớp da trên mắt vô cùng nhạy cảm, nếu dùng tay dụi mắt có thể làm làn da quanh khu vực mắt mất tính đàn hồi, dẫn đến tình trạng các mạch m.áu nhỏ bị vỡ, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Hơn nữa tay rất có thể mang nhiều vi khuẩn có hại, nếu tiếp xúc với mắt sẽ dẫn tới n.hiễm t.rùng.
Hút thuốc khi vừa tỉnh dậy
Chào ngày mới bằng một điếu thuốc cũng là một thói quen buổi sáng tai hại. Những chất có hại trong t.huốc l.á dễ dàng đ.ầu đ.ộc bạn sau khi đi vào cơ thể.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong
Mẹ 9x trải nghiệm sinh thường lần 2 ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương: Dịch vụ sinh nở đã được nâng cấp đáng kể
Những chia sẻ tường tận của chị Quỳnh Anh sẽ giúp các mẹ bầu có cái nhìn chi tiết về dịch vụ sinh nở ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Bên cạnh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (hay còn gọi là viện C) cũng là một bệnh viện tuyến đầu về sinh nở và được nhiều mẹ bầu yên tâm lựa chọn để vượt cạn. Điều này cũng không ngoại lệ với chị Quỳnh Anh, 29 t.uổi (sống tại Hà Nội) nên cả 2 lần sinh nở, chị đều chọn sinh ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Bệnh viện nhận hồ sơ sinh đến tuần thứ 36, thái độ của bác sĩ tốt hơn nhiều so với các năm trước
Chị Quỳnh Anh chia sẻ, chị làm hồ sơ sinh ở tuần thứ 32, bởi theo chị đây là mốc quan trọng nên chị muốn làm luôn các xét nghiệm và lỡ có sinh sớm hơn dự kiến thì cũng không bị thiếu hồ sơ: “Trước đây ở viện C nhận làm hồ sơ sinh từ tuần 28 đến 32, nhưng giờ viện vẫn nhận đến tuần 36. Tuy nhiên nếu các mẹ đẻ sau 1 tháng kể từ ngày làm hồ sơ sinh thì phải làm lại các xét nghiệm.
Làm hồ sơ sinh ở nhà G tầng 1. Nhà G bây giờ đã sửa sang lại, trông sạch sẽ và sáng sủa hơn, dịch vụ cũng rất nhanh chóng gọn gàng. Bác sĩ cũng ân cần hơn nhiều so với cách đây 2 năm.
Cả 2 lần sinh nở của chị Quỳnh Anh đều ở bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Nếu đi buổi sáng thì khi ngủ dậy các mẹ hãy lấy luôn nước tiểu và cho vào lọ mang đến viện, vì lấy nước tiểu ở viện khá bất cập. Các mẹ nhớ nhịn ăn sáng để lấy m.áu xét nghiệm nhé và mang theo đồ ăn nhẹ, nước uống để lấy m.áu xong mình còn ăn. Theo kinh nghiệm của mình, đi vào buổi chiều sẽ vắng hơn buổi sáng.
Khi đi nhớ cầm theo chứng minh thư bản gốc và 3 bản photo không cần công chứng. Tổng chi phí làm hồ sơ sinh khoảng 1,8 triệu. Sau khi nộp mẫu m.áu và nước tiểu thì mẹ có thể về, bệnh viện sẽ giữ luôn hồ sơ sinh. Nếu không có vấn đề gì liên quan đến xét nghiệm thì bệnh sẽ không gọi điện nữa. Tuy nhiên, mẹ nào ở xa thì nên ở gần viện chờ lấy kết quả vì nhỡ đâu có vấn đề gì thì quay lại mất công”.
Bác sĩ đỡ đẻ mát tay, nhưng màn khâu tầng sinh môn đau đến khó quên
“Sang tuần 39, thấy bụng thỉnh thoảng có cơn gò và đau lâm râm, nhưng mình quyết tâm để có dấu hiệu sinh rõ ràng mới vào viện. 3h30 sáng, mình thấy có hiện tượng rỉ ối và ra m.áu hồng nhạt nên gọi chồng dậy xếp đồ vào giỏ đến 7h sáng vào viện. Lúc này cứ 10 phút lại bắt đầu có cơn đau. Đến viện các mẹ nhớ nhắc người nhà đặt cọc t.iền nhập viện nhé (3-5 triệu tùy trường hợp).
Trải nghiệm đi đẻ của chị Quỳnh Anh khá đáng nhớ, nhất là khi bác sĩ khâu tầng sinh môn mà thuốc tê chưa có tác dụng.
Khi các mẹ lên bàn đẻ là bác sĩ sẽ mắc monitor xem cơn co, cứ tầm 15 phút lại có bác sĩ kiểm tra xem mở mấy phân rồi? Khi nào đau quá thì bác sĩ sẽ hỏi có chịu được không? Có muốn đẻ không đau không? Mình đồng ý, bác sĩ cho ký giấy xin đẻ giảm đau và gọi người nhà lên đóng t.iền, sau đó sẽ có ekip đi làm gây tê ngoài màng cứng cho.
Theo bà mẹ trẻ này, chất lượng dịch vụ ở bệnh viện đã được cải thiện khá nhiều.
Chị đỡ đẻ cho mình rất mát tay, mình rặn 2 hơi là thấy bác sĩ lôi con ra rồi, nhưng còn màn khâu tầng sinh môn thì thật đáng sợ. Mình được tiêm thêm giảm đau, lẽ ra nên chờ một chút cho thuốc có tác dụng, thì bác sĩ lại khâu luôn, đau không khác gì khâu sống, khâu mũi nào nhói tận óc mũi đó, nhất là lúc kéo chỉ lên chỉ cảm giác đứt cả mảng thịt. Nghĩ lại giờ mình vẫn còn run.
Sinh xong, bác sĩ sẽ tiêm cho 1 mũi hỗ trợ rau bong nhanh, 1 mũi để hỗ trợ co tử cung “.
Dịch vụ ở bệnh viện đã được nâng cấp đáng kể
“Sau sinh, sẽ có 1 người nhà được ở lại phòng hậu phẫu chăm mẹ và theo dõi trong vòng 3 tiếng xem có vấn đề gì không. Lúc này con vẫn da tiếp da với mẹ. Sau đó sẽ có y tá đến mặc đồ, quấn ủ cho con.
Các mẹ sinh thường sẽ lưu lại viện ít nhất 24h để theo dõi, sinh mổ thì 3 ngày. Mỗi ngày sẽ có người qua thay bỉm cho mẹ, phát thuốc kháng sinh giảm viêm nhiễm vùng kín. Nếu muốn ăn thì có người sẽ qua hỏi các mẹ xem muốn đăng ký ăn không. Nói chung khá là ổn. Ngoài ra còn có cây nước nóng ngoài sảnh, phòng dịch vụ thì có cây nước riêng, các mẹ chỉ cần mang cốc hoặc bình giữ nhiệt đi là được.
Trải nghiệm đi đẻ lần thứ 2 của chị Quỳnh Anh ở viện Phụ sản Trung ương tốt hơn rất nhiều so với lần đầu tiên.
Phòng chờ đẻ sát cạnh luôn với phòng hậu sản. Mình đi sinh vào thời điểm khá đông, có khi 2-3 người ngồi nằm chung 1 giường. Giường chờ cũng không phải quá sạch, mẹ nào cẩn thận thì cứ mang thêm cái khăn đi trải gối cho đỡ bẩn. Nhà vệ sinh có mỗi 1 cái lại không khoá nên cũng hơi bất tiện, được cái ổ cắm điện nhiều. Phòng đông và khá ồn, mẹ nào mệt muốn ngủ thì mang theo tai nghe và bịt mắt đi nhé.
Chị Quỳnh Anh và con trai.
Về phòng đẻ, cách đây 2 năm mình đẻ nhà G, quả là 1 nỗi ám ảnh. Nó vừa cũ vừa bẩn, nhà vệ sinh lại còn có cả thùng để đổ nhau thai trong đó, chuột rất nhiều. Còn hiện tại nhà BC đã khác, sạch đẹp hơn nhiều lần. Người nhà vẫn sẽ phải cách ly. Có những khung giờ thăm khám là 10h và 15h, tối thì mình không rõ. Mình ở phòng 6 giường, phòng hơi lạnh, giường thì sạch sẽ ở mức cơ bản, đảm bảo đủ vệ sinh để sinh nở.
Chi phí sinh của mình hết 2,9 triệu (mình được bảo hiểm trả 80% vì nhập viện sinh cấp cứu), chưa tính mũi gây tê ngoài màng cứng 1,5 triệu và t.iền cảm ơn ê kip đỡ đẻ 3 triệu. Ngoài ra mình còn thực hiện lưu trữ m.áu cuống rốn với chi phí là 25 triệu, sàng lọc sơ sinh cho con hết 1,4 triệu”.
Theo helino