Huyết áp, đường huyết thấp: Không thể xem thường!

Cao huyết áp, cholesterol cao, đường huyết cao… là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhưng nếu một ngày mọi thứ lại thấp đến đáng ngạc nhiên, đừng vội mừng vì điều này

Nhận kết quả xét nghiệm m.áu, ông Tr.Q.P (50 t.uổi) vui mừng khi chỉ số nào cũng ở mức mấp mé ngưỡng trên của giới hạn bình thường, có mỗi HDL là thấp đến mức dưới cả giới hạn bình thường. Tra trên mạng, ông thấy HDL là cholesterol nên càng mừng.

Có thể là bệnh

Tuy nhiên, một người bạn là bác sĩ (BS) yêu cầu ông P. xem lại chế độ sinh hoạt, vận động, vì HDL cholesterol thực ra là cholesterol “tốt”, khác với cholesterol “xấu” LDL.

Tương tự, anh Tr.A.V (45 t.uổi) than thở khi đi tái khám: “Mấy tháng trước, tôi xét nghiệm phát hiện axít uric thấp nên rất mừng nhưng bác sĩ cảnh báo nếu thấp hơn giới hạn bình thường có khi còn đáng lo hơn”.

BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất, cho biết mọi chỉ số cơ thể đều có cái gọi là “giới hạn bình thường”, thấp hay cao hơn giới hạn đó đều không tốt. Ví dụ huyết áp cao hay thấp hơn mức bình thường đều cho thấy hệ tim mạch không hoàn toàn khỏe mạnh. Đường huyết cao có thể dẫn đến tiểu đường nhưng đường huyết thấp dưới chuẩn thì cơ thể không đủ năng lượng để vận hành. Cholesterol toàn phần thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa tế bào bởi nó cũng đóng góp trong quá trình tái tạo tế bào, dẫn truyền thần kinh, tham gia một số phản ứng hóa học trong cơ thể… “Các chỉ số thấp hơn giới hạn bình thường là đáng lo chứ không đáng mừng” – BS Anh Vũ khẳng định.

Theo PGS-TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi, một số chỉ số khi thấp dưới giới hạn có thể là biểu hiện của một bệnh hay tình trạng sức khỏe đáng lo ngại. Ví dụ, axít uric – thứ mà nhiều quý ông luôn sợ cao, nếu bị thấp hơn giới hạn bình thường (2,5-8 mg/dL ở nam; 1,9-7,5 mg/dL ở nữ; 3-4 mg/dL ở t.rẻ e.m) thì có thể là dấu hiệu của hội chứng SIADH (ảnh hưởng tới việc cân bằng nước và chất khoáng trong cơ thể), bệnh to đầu chi (do sự sản xuất hormone tăng trưởng dư thừa), bệnh Celiac (ruột non bất dung nạp gluten), hoặc một số loại loạn di truyền như bệnh Wilson, bệnh Xanthin niệu… Để xác định các bệnh này thì bệnh nhân cần thực hiện thêm một số bước kiểm tra, xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Hay như cholesterol “tốt” HDL mà thấp có nghĩa khả năng thải trừ mỡ trong m.áu giảm, dễ bị các bệnh lý xơ vữa mạch m.áu, từ đó tăng nguy cơ tai biến, nhồi m.áu cơ tim… do HDL có vai trò vận chuyển chất béo dư thừa từ mạch m.áu đến gan để chuyển hóa.

Một nghiên cứu công bố mới đây của Bệnh viện Brigham and Women (bang Massachusetts, Mỹ) cảnh báo cholesterol “xấu” LDL mà bị thấp thì… phụ nữ coi chừng đột quỵ. Mức LDL thường được khuyến cáo nên dưới 100 mg/dL. Nghiên cứu mới này khẳng định chỉ nên dưới mốc đó một chút là đủ. Nếu LDL hơi cao (100-130 mg/dL), nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não tăng 0,4%; nếu LDL cực thấp, dưới 70 mg/dL, nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não đến tận 0,8%.

huyet ap duong huyet thap khong the xem thuong faf41b

Xét nghiệm m.áu tại Trung tâm Y khoa Medic TP HCM. (Ảnh chỉ có tính minh họa.) – Ảnh: Hoàng Triều

Tùy bệnh mà xử lý

Theo PGS Trần Phủ Mạnh Siêu, tùy vào loại chỉ số bạn bị thấp sẽ có cách xử lý khác nhau. Biện pháp đầu tiên là thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt, thuốc men để xem chúng có trở lại bình thường hay không.

Axít uric nếu bỗng dưng thấp cũng có thể do một loại thuốc nào đó bạn dùng làm tăng thải axít uric qua đường tiểu. Do đó, điều đầu tiên nên làm là nhớ xem mình có đang hoặc vừa điều trị căn bệnh nào hay không. Nếu có, hãy trao đổi với bác sĩ để xem axít uric bị thấp có phải do thuốc.

Cholesterol “tốt” bị thấp có thể điều chỉnh bằng cách ăn ít mỡ, ít đạm, ưu tiên ăn cá thay cho thịt, tăng rau xanh, chất xơ, tăng cường tập thể dục thể thao, kiêng bia, rượu, t.huốc l.á… Ngoài trừ một số ít trường hợp dễ nhận diện nguyên nhân ở những người bị các cơn hạ đường huyết, hay hạ huyết áp (khổ chủ cảm thấy rất mệt, có khi choáng, ngất), trong nhiều triệu chứng khác thì phải đợi xét nghiệm mới biết rõ nguyên nhân. Cần lưu ý trong mọi trường hợp, nếu các chỉ số xét nghiệm tiếp tục bất thường sau khi đã thay đổi lối sống và đã loại trừ các nguyên nhân tạm thời, thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng đi gặp BS.

“Đôi khi sự bất thường của các chỉ số sức khỏe chỉ là nhất thời. Bất kể khi nào có một chỉ số thấp hay cao, BS sẽ hẹn kiểm tra lại, tùy loại chỉ số mà có thể kiểm tra lại sớm trong một vài ngày hoặc chờ một thời gian. Trong thời gian cần kiểm tra lại, hãy cố ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ” – BS Trương Quang Anh Vũ tư vấn.

Đi khám khi huyết áp, đường huyết thấp đột ngột

Theo các BS, hạ đường huyết hay hạ huyết áp có thể xảy ra do một số nguyên nhân: mệt mỏi, làm việc quá sức, vận động không phù hợp, ăn uống không đầy đủ, tác dụng phụ của một số thuốc… Nhiều người nghỉ ngơi một lúc thì khỏi nhưng nếu những lần “đột xuất” này lặp lại nhiều lần, cần đi khám bệnh ngay.

ANH THƯ

Theo nguoilaodong

Chỉ số xét nghiệm hơi cao, đừng chủ quan!

Nhiều người thở phào khi thấy kết quả khám, xét nghiệm có chỉ số hơi cao – chưa đến mức gọi là bệnh. Song, thực tế họ đã rơi vào “vùng xám” – chủ quan là thành bệnh

Một năm trước, chị Trần Thị D.T (29 t.uổi) đi xét nghiệm và được bác sĩ (BS) thông báo đường huyết hơi cao. Chị đã giảm ăn ngọt nhưng thỉnh thoảng vẫn dùng ít chè, kem, trà sữa vì nghĩ rằng mình còn trẻ. “Mấy tháng nay, tự dưng tôi háu đói, ăn trễ một chút là khó chịu, có bữa run tay chân. Tôi định đi khám xem tại sao run tay chân nhưng chưa kịp thì bữa đó ăn bánh đỡ đói, người bỗng bủn rủn, phải nhập viện” – chị kể.

Không quá lo nhưng đừng coi là bình thường

BS chẩn đoán chị D.T mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp hạ… vì bị tăng đường huyết đột ngột. Nguyên nhân là do chị đã từ giai đoạn t.iền tiểu đường thành tiểu đường type 2.

Theo BS Cao Thi Vân, Pho trương Khoa Hoa sinh Bênh viên (BV) Thông Nhât (TP HCM), khi người dân đến kham sưc khoe tông quat hoăc nghi ngơ co dâu hiêu bât thương, BS se chi đinh họ đi xet nghiêm mau. Trong đo, xet nghiêm sinh hoa mau se cung câp cac chi sô như: AST (Aspartate Transaminase), ALT (Aspartate Amino Transferase) liên quan chưc năng gan; Creatinin, Ure liên quan chưc năng thân; Cholesterol, Triglycerid liên quan mơ mau; nông đô glucose liên quan đương huyêt…

Cac chi sô sinh hoa mau giup BS tiên theo doi, đanh gia những chưc năng cua các cơ quan trong cơ thê, tinh hinh sưc khoe cung như giup tâm soat, phat hiên các bênh liên quan. Khi cac chi sô nay năm trong giơi han an toan thi co thê tam yên tâm vê tinh trang sưc khoe tai thơi điêm khao sat.

Khi các chỉ số hơi cao hoặc hơi thấp hơn ngưỡng bình thường, chúng ta đang rơi vào “vùng xám” trong xét nghiệm. Điều đó có nghĩa là sức khỏe của chúng ta có chút bất ổn. Ví dụ, cac chi sô nôi tiêt nam/nư năm trong “vung xam” it nhiêu phan anh nhưng rôi loan vê sưc khoe sinh san. Chi sô đương huyêt năm trong “vung xam” cung co thê la dâu hiêu tiên tiêu đương hoăc đang bị tiểu đường.

chi so xet nghiem hoi cao dung chu quan a11847

Lấy m.áu xét nghiệm tại Trung Tâm Y Khoa MEDIC (TP HCM) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Các nghiên cứu trên thế giới cũng đưa ra một số cảnh báo về những thứ “hơi cao” nhưng chưa đến mức gọi là bệnh. Gây chấn động nhất có thể kể đến là nghiên cứu công bố trên European Heart Journal năm 2018 của University College London (trường thành viên của Đại học London – Anh). Theo đó, huyết áp chỉ cần ở mức 130/80 mmHg là đủ làm tăng 45% nguy cơ mất trí nhớ – nhóm bệnh gây c.hết sớm hàng thứ 5, không thuốc chữa. Trong khi đó, mức “chuẩn” để chẩn đoán cao huyết áp và cần phải dùng thuốc trên toàn thế giới trước giờ là 140/90 mmHg.

Một nghiên cứu khác vào giữa năm 2019 của Bệnh viện Kangbuk Samsung (Seoul – Hàn Quốc) dựa trên dữ liệu của 25 triệu người thì cảnh báo chỉ cần đường huyết ở mức t.iền tiểu đường, nguy cơ ung thư tuyến tụy c.hết người đã tăng cao. Lý do là mức đường huyết hơi không lành mạnh đã đủ kích hoạt căn bệnh này.

Thời gian “thử thách”

PGS-TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP HCM), nhấn mạnh khi kết quả xét nghiệm có chỉ số nào đó hơi cao, điều đầu tiên bạn nên làm là chú ý lời dặn của BS về thời gian kiểm tra lại.

Việc kiểm tra lại là nhằm xác định rõ vấn đề, loại trừ khả năng các chỉ số chỉ tạm biến động do có thay đổi nào đó trước khi bạn đi khám. Ví dụ, bình thường bạn không nhậu nhiều nhưng trong 1 tuần trước đó, vì lý do bạn bè, gia đình hay công việc, bạn bỗng dùng bia rượu liên tục thì axít uric vẫn có thể tăng cao tạm thời.

Nếu kết quả xét nghiệm, khám lại cho thấy các chỉ số vẫn hơi cao – ví dụ đường huyết ở mức t.iền đái tháo đường, đo huyết áp thấy hơi cao hơn người thường nhưng chưa đến mức gọi là bệnh, axít uric hơi cao nhưng chưa bị gút… – các BS sẽ hướng dẫn bạn thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm đưa các chỉ số về mức bình thường. Cần tuân thủ nghiêm ngặt, bởi nếu để các chỉ số tiếp tục tăng, bạn sẽ bệnh thực sự.

“Môt sô kêt qua xet nghiêm con bi anh hương bơi nhiêu yêu tô chu quan lân khach quan như chê đô ăn uông, sinh hoat hoăc do qua trinh lây mau co nhưng sai sot nhât đinh… Tùy loại chỉ số, BS hẹn bạn kiểm tra lại sớm hay phải đợi vài tháng. Chăng han, kiêm tra đương huyêt co thê thưc hiên lai vao hôm sau nhưng môt sô xet nghiêm ung thư phai hơn mât 1 thang sau mơi co thê lam lai” – BS Cao Thị Vân giải thích.

Không nên cố “lành mạnh” ít ngày trước khi khám

PGS-TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu lưu ý rằng mọi chỉ số sức khỏe đều cần phản ánh đúng thực tế. Vì vậy, bạn đừng nên cố sống lành mạnh hơn trong thời gian ngắn trước khi khám, xét nghiệm. Vì khi đó, kết quả khám bệnh, xét nghiệm có thể “đẹp” nhưng không phản ánh đúng thực tế. Bạn hãy cứ ăn uống, sinh hoạt theo thói quen bình thường để BS có được kết quả đúng nhất, từ đó mới có lời khuyên và phương án điều trị hợp lý.

Ý LINH – ANH THƯ

Theo nguoilaodong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *