Hệ thống mới do các nhà khoa học Mỹ phát triển cho phép đ.ánh giá chính xác trạng thái của hệ hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả sớm hơn.
Trên thế giới có 65 triệu người mắc COPD từ trung bình đến nặng, khiến căn bệnh này trở thành nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 5 trên toàn thế giới – Ảnh: Internet
Theo Medical Express, qua thử nghiệm, các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins, Mỹ, cho biết họ đã sử dụng thành công hệ thống mới cho phép đ.ánh giá chính xác trạng thái của hệ hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng (COPD).
Ý tưởng của các nhà khoa học là sử dụng các hạt nhân tạo siêu nhỏ để dự đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng cách đo các hạt di chuyển nhanh như thế nào qua các mẫu chất nhầy. Kỹ thuật này, theo các nhà nghiên cứu, cuối cùng có thể giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả sớm hơn.
Theo truyền thống, tình trạng của bệnh nhân được đ.ánh giá bằng phương pháp đo phế dung, kiểm tra thể tích không khí hít vào. Phương pháp này khá chính xác, cho thấy tình trạng hiện tại, nhưng không thể dự đoán sự phát triển của bệnh.
Các hạt được các nhà khoa học phát triển không dính vào chất nhầy tiết ra trong hệ hô hấp. Các quan sát cho thấy các hạt di chuyển trơn tru trong chất nhầy. Và qua cách di chuyển của chúng, có thể xác định cấu trúc cũng như tính chất của chất nhầy.
Các hạt đã được các nhà khoa học thử nghiệm trên các mẫu chất nhầy thu thập từ 33 bệnh nhân đã hoặc đang hút thuốc. Trong số đó có 7 người không mắc bệnh COPD, 18 người mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình và 8 người khác mắc bệnh nặng. Các nhà khoa học đã thêm các hạt vào chất nhầy, đ.ánh dấu trước chúng bằng mực huỳnh quang. Điều này giúp theo dõi sự chuyển động của các hạt.
Hóa ra, trong chất nhầy lấy từ những người bị COPD, các hạt di chuyển chậm hơn. Dạng bệnh càng nặng thì các hạt càng khó di chuyển. Theo các nhà khoa học, khi bệnh tiến triển, cấu trúc của chất nhầy thay đổi, trở nên đậm đặc hơn. Và chính qua mật độ đó, các bác sĩ có thể dự đoán chính xác sự chuyển biến trong tình trạng của bệnh nhân.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), có 65 triệu người mắc COPD từ trung bình đến nặng, khiến căn bệnh này trở thành nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 5 trên toàn thế giới.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Mẹ nên trang bị thêm những thói quen gì để bảo vệ con trong thời kỳ ô nhiễm?
Trong thời đại mà trốn đi đâu cũng có thể hít phải không khí ô nhiễm, người làm cha mẹ nên có thêm vài thói quen thường ngày để bảo vệ sức khỏe của con cái và bản thân.
Ngày nay, bên cạnh áp lực về cơm, áo, gạo, t.iền… Còn có thêm nỗi lo canh cánh về sức khỏe trước tác động của ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), không khí ô nhiễm tồn tại xung quanh chúng ta và quả thực, rất khó để tránh khỏi nó. Kể cả có ở xa những khu công nghiệp, lên rừng hoặc sống gần biển – chúng ta vẫn hít phải không khí ô nhiễm từng giờ từng phút.
Trên thực tế, bầu trời xanh trong quang đãng hay khói bụi mịt mù không thể phản ánh được hết mức độ trong lành của không khí. Trong vô vàn yếu tố gây hại tồn tại trong không khí, bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5) là được quan tâm nhất. Về cơ bản, chúng có thể xâm nhập rất sâu vào phổi, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp và tuần hoàn.
Theo The Guardian, không khí ô nhiễm có thể gây ra biến chứng thần kinh và tâm lý, kích ứng mắt, bệnh ngoài da; làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư… Khủng khiếp nhất chính là ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, dẫn tới sinh non hoặc thiếu cân.
Như vậy, trong tình cảnh mà trốn đi đâu cũng hít phải không khí ô nhiễm, người làm cha mẹ nên làm gì để bảo vệ bản thân và con cái?
Kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí trước khi ra ngoài
Rõ ràng, chất lượng không khí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Vì vậy yếu tố này nên được rà soát thường xuyên để biết nên ra đường vào lúc nào cho phù hợp.
Đơn giản nhất chính là kiểm tra chỉ số chất lượng không khí AQI (Air Quality Index). Nó cho ta biết không khí ở khu vực nào đó có ô nhiễm quá mức hay không.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) tính toán chỉ số AQI qua 5 thông số ô nhiễm sau:
– Ozone mặt đất
– Ô nhiễm phân tử (hay còn gọi là hạt lơ lửng trong không khí)
– Carbon monoxit (CO)
– Sulfur dioxide (SO2)
– Nitrogen dioxide (NO2)
Tất cả 5 yếu tố nói trên đều ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, EPA đã quy định các màu sắc cụ thể để mọi người dễ dàng đối chiếu:
Để có được thông tin chính xác về chỉ số AQI ở nơi mình sinh sống, cha mẹ có thể tra cứu trên mạng hoặc sử dụng ứng dụng (đã được công nhận) trên điện thoại như Air Quality/Air Visual – cho phép tham khảo thông tin về chất lượng không khí của hơn 10.000 thành phố, 80 quốc gia để tiện theo dõi. Ngoài ra, công cụ này còn có cả tính năng dự báo chất lượng không khí trong tương lai.
Tóm lại, bật điện thoại để kiểm tra chỉ số AQI trước khi ra ngoài nên trở thành thói quen cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
Bổ sung đồ ăn tăng sức đề kháng cho con
Để chống chọi với ô nhiễm không khí, trẻ cần được bổ sung thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch còn non nớt.
Theo Đại học Cambridge (Anh), đây là danh sách thực phẩm có thể tăng sức đề kháng, giảm tác hại của sương khói ô nhiễm:
– Uống nước thường xuyên sẽ giúp làm ẩm da, tăng loại bỏ độc tố qua hệ bài tiết cũng như chức năng lọc bụi của phổi.
– Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như dâu tây, kiwi, cam hoặc đu đủ. Hàm lượng vitamin C cao cũng như các chất chống oxy trong các loại quả này sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch.
– Ăn trứng luộc để bổ sung vitamin E. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại vi chất này giúp tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Trang bị khẩu trang cho con để hạn chế tác hại của bụi mịn
Trong tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay, đeo khẩu trang chính là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe.
Tuy nhiên, đại đa số người làm cha mẹ chỉ cho con đeo khẩu trang vải bình thường, khẩu trang y tế một lớp mỏng manh… Sự thật là chúng không có đủ khả năng bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây ô nhiễm chính. Để yên tâm nhất, nên chọn loại khẩu trang chống được bụi mịn (PM 2.5), vi khuẩn và các chất độc hại.
Bên cạnh đó, khẩu trang cần phải có kích thước phù hợp, ôm sát mặt để không khí ô nhiễm không thể lọt vào trong. Ngoài ra, cha mẹ nên chọn khẩu trang có quai đeo co giãn, mềm mại để trẻ không bị khó chịu khi sử dụng.
Như vậy, nên sử dụng khẩu trang có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được các cơ quan y tế chứng nhận để yên tâm sử dụng mỗi ngày. Ngoài ra cha mẹ không được “tiếc của” mà dùng lại quá nhiều lần một chiếc khẩu trang, khoảng 1 – 3 ngày là nên thay.
Vệ sinh mũi đều đặn cho con
Sau khi kiểm tra chỉ số chất lượng không khí, đeo khẩu trang chất lượng cao, việc cần làm là vệ sinh mũi đều đặn cho con.
Trong hệ hô hấp, mũi là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với không khí nên dễ gặp vấn đề khi thời tiết thay đổi hít phải không khí bẩn. Ngoài ra, các triệu chứng như nghẹt, sổ mũi, viêm xoang, đau nhức đầu… Còn làm tăng tình trạng dị ứng ở trẻ.
Bệnh lý về mũi/xoang sẽ ảnh hưởng đến tai và họng như viêm họng, tắc nghẽn vòi nhĩ. Nếu cả tai – mũi – họng cùng bị ảnh hưởng nặng – sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến hệ hô hấp cũng như tuần hoàn.
Để hạn chế các tác nhân gây hại tích tụ trong mũi sau cả ngày dài ra đường, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nên rửa mũi đều đặn. Phương pháp này thường được áp dụng để tránh tình trạng dịch nhầy và rỉ mũi gây bít tắc, xâm nhập xuống cuống họng hoặc tai gây rồi gây bệnh.
Tuy nhiên, cần phải rửa mũi đúng cách, đặc biệt là với t.rẻ e.m. Các bác sĩ khuyến cáo như sau:
– Đặt trẻ nằm yên với phần đầu kê cao
– Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào mũi bé, đợi từ 20 – 30 giây
– Để trẻ nghiêng người sang một bên để làm ráo mũi, sau đó lấy giấy ăn thấm nhẹ quanh lỗ mũi nhưng không được xâm nhập sâu
– Lặp lại từ 2 – 3 lần mỗi bên
Hi vọng những thói quen đơn giản nhưng cần thiết này có thể giúp chị em bảo vệ sức khỏe của con cái và chính bản thân mình.
Theo Helino