TP HCM – Ca phẫu thuật kết thúc hơn 19h, bác sĩ rời đi, bệnh nhân được chuyển vào phòng hồi sức, nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn bắt tay vào việc.
Hai nhân viên Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bình Dân, với găng tay, khẩu trang, trang phục phòng hộ, tiến hành xử lý sơ nhiễm các dụng cụ phẫu thuật với hóa chất chứa enzyme nhằm loại bỏ m.áu và dịch tiết, giảm lượng mầm bệnh rồi xếp chúng gọn gàng lên xe chuyên dụng. Men theo lối đi riêng, nhân viên đẩy chiếc xe đã đậy kín thùng về Đơn vị Khử khuẩn – Tiệt khuẩn trung tâm.
Chiếc xe dừng tại khu vực xử lý dụng cụ dơ. Loại xe này dễ làm vệ sinh sau mỗi chuyến vận chuyển, hạn chế nguy cơ phát triển vi khuẩn. Tùy mỗi dụng cụ, nhân viên có quy trình làm sạch khác nhau, theo các hướng dẫn nghiêm ngặt.
Dụng cụ sau khi làm sạch sẽ được kiểm tra, đ.ánh giá chức năng và bảo dưỡng trước khi đóng gói và tiệt khuẩn. Hộp dụng cụ sau khi tiệt khuẩn được đ.ánh giá khách quan bằng các test nhiệt độ, hóa học, sinh học, nếu đạt chất lượng được chuyển vào lưu trữ ở kho vô khuẩn qua hệ thống một chiều, rồi giao tận tay ê kíp phẫu thuật.
Các nhân viên làm việc tại Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bình Dân (TP HCM). Ảnh: Lê Phương.
Bác sĩ Phạm Hữu Đoàn, Trưởng Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bình Dân, cho biết kiểm soát nhiễm khuẩn thường được ví như “trái tim bệnh viện”, là công việc thầm lặng đến trước về sau mỗi cuộc phẫu thuật. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn người bệnh, trong bối cảnh nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn vết mổ, vi khuẩn đề kháng kháng sinh đang là thách thức toàn cầu.
“Những cuộc mổ kéo dài hàng giờ liền với nhiều tâm sức, nếu bệnh nhân bị biến chứng chỉ vì những nguyên nhân có thể phòng ngừa, kiểm soát được, liên quan vấn đề nhiễm khuẩn thì rất đáng tiếc, rất đau lòng”, bác sĩ Đoàn nói.
Là tuyến cuối về ngoại khoa, Bệnh viện Bình Dân trang bị tự động hóa quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn với nhiều máy móc, thay cho các công đoạn thủ công. Trước đây các dụng cụ phẫu thuật nội soi được ngâm khử khuẩn tại phòng mổ, không thể diệt hết mầm bệnh. Sau đó các bệnh viện chuyển sang tiệt khuẩn toàn bộ dụng cụ phẫu thuật bằng hóa chất hoặc hơi nước.
Nhiều nước trên thế giới có xu hướng hạn chế dùng hóa chất để đảm bảo chất lượng tiệt khuẩn và thân thiện với môi trường. Thời gian qua, bệnh viện triển khai hệ thống tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật với quy trình phù hợp, theo khuyến cáo của Bộ Y tế và yêu cầu chuyên môn. Điều này giúp đảm bảo an toàn người bệnh, tránh lãng phí và thân thiện với môi trường.
Nếu gói dụng cụ đạt chất lượng, vạch màu trắng trên miếng kiểm soát sẽ chuyển sang đen. Ảnh: Lê Phương.
Theo bác sĩ Đoàn, các dụng cụ phẫu thuật ngày càng đa dạng, chuyên sâu, tinh tế, phức tạp, đặc biệt trong phẫu thuật nội soi, vi phẫu, phẫu thuật robot… chứ không đơn giản là dụng cụ mổ mở như xưa. Điều này đòi hỏi người làm kiểm soát nhiễm khuẩn phải được đào tạo liên tục, xây dựng quy trình chặt chẽ từ khâu làm sạch đến kiểm tra, đ.ánh giá chất lượng, lưu trữ, đảm bảo độ vô khuẩn cũng như độ bền của dụng cụ.
Để các dụng cụ luôn sẵn sàng sử dụng cho người bệnh khi cần, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa kíp phẫu thuật, gây mê hồi sức và kiểm soát nhiễm khuẩn. Các nhân viên phải sắp xếp ưu tiên, phù hợp, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyên môn.
Việc tự động hóa quy trình xử lý dụng cụ, hạn chế tiếp xúc hóa chất, cải thiện môi trường làm việc cũng giúp đảm bảo sức khỏe để nhân viên yên tâm theo nghề. Ở nhiều nước phát triển, bệnh viện không trực tiếp thực hiện tiệt khuẩn dụng cụ mà mỗi khu vực có những đơn vị tiệt khuẩn trung tâm, đảm nhận công việc này cho nhiều bệnh viện, phòng khám.
Tự động hóa quy trình xử lý dụng cụ, hạn chế hóa chất giúp đảm bảo sức khỏe để nhân viên yên tâm theo nghề. Ảnh: Lê Phương.
Phó giáo sư Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP HCM, cho biết nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng gấp 2-3 lần thời gian nằm viện, phải sử dụng nhiều kháng sinh, gây gánh nặng về chi phí điều trị và tăng nguy cơ t.ử v.ong. Thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn giúp người bệnh được chăm sóc hiệu quả hơn, giảm đáng kể nguy cơ biến chứng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TP HCM, những sai lầm trong khử khuẩn, tiệt khuẩn dẫn đến rủi ro nhiễm khuẩn trong mổ. Để đảm bảo an toàn trong phẫu thuật, cần sự chung tay của nhiều người, nhiều bộ phận, từ nhà quản lý đến bác sĩ, điều dưỡng phòng mổ, chuyên viên kiểm soát nhiễm khuẩn… Khoa Gây mê Hồi sức cũng cần được thiết kế với hệ thống thông khí, phân luồng di chuyển phù hợp.
Lê Phương
Theo VNE
Sai lầm trầm trọng nếu dùng nước súc họng có chứa i ốt mà không hỏi bác sĩ
Dù nước súc họng có i ốt khử hôi, diệt khuẩn… rất tốt, nhưng đây là dạng thuốc dùng theo chỉ định của bac sỹ nên nếu tự ý dùng nước súc họng có chứa i ốt là sai lầm trầm trọng.
Nước súc họng có i ốt không phải ai cũng dùng được
Dùng nước súc miệng hàng ngày đã trở thành thói quen của nhiều người để sát khuẩn và làm sạch miệng, họng. Nước súc họng có rất nhiều loại, hầu hết nhằm chống viêm, sát khuẩn, cân bằng pH vùng họng…
Thông dụng nhất là nước súc họng chứa muối NaCl, có tác dụng sát khuẩn, bảo vệ tế bào niêm mạc họng, loại bỏ các vi khuẩn có hại, ngừa viêm nhiễm ở vùng hầu họng.
Súc miệng hàng ngày đã trở thành thói quen của nhiều người. Ảnh minh họa.
Nếu bị viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, nấm họng, nấm thanh quản, viêm quanh răng… các bác sĩ hay chỉ định dùng nước súc miệng Povidone-iod (Betadine) 1%. Loại nước này bào chế dạng dung dịch, hoặc bột dùng cho người bị viêm nhiễm vùng họng, sau khi phẫu thuật vùng mũi họng (nhổ răng, cắt amiđan, lấy các khối u vùng mũi họng…).
Khi vào miệng, chất i ốt trong hợp chất povidone-iod được giải phóng và từ từ tiếp xúc chất bẩn trong miệng khử hôi miệng, sát khuẩn, chống nấm… Dù nồng độ i ốt thấp, nhưng muốn dùng vẫn cần có ý kiến của bác sĩ, bởi nước súc họng Povidone- iod 1% súc miệng này thường được chỉ định cho bệnh nhân nghi nhiễm khuẩn, nhiễm nấm họng, bị đau họng, viêm họng… tới mức không ăn, không nói được, nuốt nước bọt cũng đau.
Nước súc họng có i ốt cũng được chỉ định dùng để giảm các triệu chứng: Viêm họng cấp (đau họng, rát họng, khô họng, cay họng…), loét họng do virut, do chấn thương, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, hoặc mắc phải, vệ sinh vùng họng miệng cho những bệnh lý trào ngược, viêm tuyến nước bọt, khoang miệng…
Dùng nước súc họng cần phải biết cách để hiệu quả hơn. Ảnh minh họa.
Cách sử dụng
Theo PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), Povidone Iod 1% là nước sát trùng được chỉ định dùng nhằm vệ sinh vùng họng – miệng, ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng đau họng, vết loét nhỏ, n.hiễm t.rùng khoang miệng, thuốc có thể diệt các sinh vật nhạy cảm như vi khuẩn, nấm, vi rút xâm nhập vào họng.
Khi dùng cần ngậm một lượng thuốc vừa khoang miệng và rung lưỡi và má rồi ngửa cổ “khò” thành tiếng để dung dịch sát khuẩn láng đều trong họng và khoang miệng. Có thể nghiêng mặt trái – phải để dung dịch vào các kẽ răng, lợi để làm sạch khoang miệng, khoảng 5 phút thì nhổ ra. Có thể lặp đi lặp lại 5 lần/1 lần súc họng. Mỗi ngày có thể súc họng 3 lần.
Nước súc miệng chỉ nên coi là một “vũ khí” hỗ trợ kem đ.ánh răng để làm sạch răng miệng, loại bỏ mảng bám trên răng. Để đạt hiệu quả cần đ.ánh răng trước khi ngậm nước súc miệng.
Ngậm nước súc miệng khoảng 30 giây, và làm cho dung dịch chuyển động trong miệng nhiều lần đủ để t.iêu d.iệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng, rồi mới nhổ.
Không nên dùng quá 3 lần/ngày.
Sau khi dùng nước súc miệng không nên ăn trong khoảng 30 phút.
Cần học cách dùng đúng nước súc họng mới đạt hiệu quả cao. Ảnh minh họa.
Những ai không được dùng thuốc súc họng i-ốt
Trước tiên khẳng định lại rằng đây là nước sát trùng chỉ được dùng khi có chỉ định, tức là chỉ được dùng theo đơn bác sĩ kê. Có nhiều người tự ý sử dụng nước súc họng theo thói quen, hoặc thấy người khác dùng tốt thì mua về súc, mà không có đơn bác sĩ. Theo PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào, điều này rất nguy hại cho sức khỏe, bởi dùng nước súc họng chứa i ốt có thể gặp các tác dụng phụ như: Kích ứng tại chỗ (gây bỏng niêm mạc, phản ứng tại họng, khoang miệng, loét, tăng tiết nước bọt, nuốt vướng, khó thở…), phản ứng phản vệ (hiếm nhưng đã có trong y văn), i ốt dư thừa (tạo bướu cổ, suy giáp, cường giáp) ở những bệnh nhân dùng nước súc họng chứa i ốt trên 14 ngày, hoặc nhiễm toan chuyển hóa (gây hôn mê và suy thận cấp).
Và bác sĩ khuyên những người sau không nên dùng nước súc họng có i ốt:
– Trẻ dưới 6 t.uổi
– Người mẫn cảm với i ốt, hoặc bất kỳ tá dược nào trong thành phần bào chế của dung dịch súc họng.
– Người có t.iền sử bệnh tuyến giáp, bướu cổ (đặc biệt là bướu cổ có nhân, viêm tuyến giáp Hashimoto…) vì có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
– Tránh dùng thường xuyên với người đang điều trị đồng thời với thuốc có Lithium (dưới 5 ngày).
– Người bị suy thận – do i ốt có thể hấp thụ qua niêm mạc họng, tăng nồng độ i ốt trong m.áu, đặc biệt ở bệnh nhân có suy thận.
– Phụ mang thai và cho con bú – do i ốt tự do đi qua nhau thai và được tiết ra trong sữa mẹ. Nếu buộc phải dùng phải có sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ sản khoa, và cũng không dùng thường xuyên.
Lưu ý các bệnh nhân không dùng nước súc họng có i ốt quá 14 ngày. Nếu buộc phải dùng lâu hơn cần phải có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa.
Quá trình dùng nước súc họng có chứa i ốt nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cũng phải dừng ngay và báo cho bác sĩ biết để được xử trí kịp thời.
Ngọc Hà
Theo giadinh.net