Vừa qua, ê kíp chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông đã phẫu thuật cấp cứu thành công một bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nặng, trụy mạch, đe dọa tính mạng do loét hành tá tràng.
Bệnh nhân Đàm Văn V. (61 t.uổi) ở Nam Đàn, nhập viện trong tình trạng đau tức vùng bụng sau khi ăn, cơn đau âm ỉ, có lúc quặn từng cơn, theo chu kỳ, kèm đi ngoài phân đen.
Các bác sĩ tiến hành nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng phát hiện, mặt sau hành tá tràng có ổ loét chiếm chu vi đang phun m.áu thành tia, dạ dày đọng nhiều m.áu cục.
Các bác sĩ phòng nội soi đã phối hợp với chuyên gia tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai (đang tham gia khám bệnh tại Bệnh viện Cửa Đông), đã thực hiện can thiệp kẹp clip cầm m.áu, sau đó kẹp và tiêm cầm m.áu nhưng tình trạng không cải thiện. Bệnh nhân tiếp tục có những đợt phun m.áu thành tia từ đáy ổ loét, xuất hiện tình trạng sốc trụy mạch, da xanh niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ khó bắt.
Ê kíp chuyên môn của bệnh viện đã hội chẩn nhanh, chẩn đoán bệnh nhân bị sốc trụy mạch do xuất huyết tiêu hóa nặng vì căn bệnh loét hành tá tràng và quyết định mổ cấp cứu, để kịp thời cứu sống người bệnh.
Ê kíp chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân Đàm Văn V. Ảnh: Cao Phương
Bệnh nhân được xử trí truyền dịch, nâng huyết áp, liên hệ khối hồng cầu cùng nhóm và chuyển thẳng vào phòng mổ.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sỹ phát hiện thấy mặt sau hành tá tràng có ổ loét lớn xơ chai, biến dạng gây hẹp môn vị. Trong dạ dày và ruột non có rất nhiều m.áu đen, mở dạ dày thấy ổ loét ăn thủng động mạch vị tá tràng đang phun m.áu thành tia. Các bác sỹ đã tiến hành thắt động mạch vị tá tràng, khâu cầm m.áu đáy ổ loét, lấy hết m.áu cục trong dạ dày, cắt 2/3 dạ dày và truyền 7 đơn vị hồng cầu khối, huyết tương đông lạnh, truyền đạm, bù dịch cho bệnh nhân.
Với sự phối hợp của cả ê kíp, ca phẫu thuật được thực hiện thành công sau hai tiếng rưỡi. Sau mổ, bệnh nhân đã tỉnh táo, phục hồi vận động, các dấu hiệu sinh tồn và xét nghiệm đều trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân được dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Với sự phối hợp của cả ê kíp, ca phẫu thuật cấp cứu được thực hiện thành công sau hai tiếng rưỡi. Ảnh: Cao Phương
Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Doãn Công – Trưởng Khoa ngoại, Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông cho biết: Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý cấp cứu, đòi hỏi chẩn đoán sớm, tìm điểm c.hảy m.áu để cầm m.áu và điều trị tích cực.
Dấu hiệu nhận biết là nôn ra m.áu đỏ, m.áu cục, nâu sẫm lẫn với thức ăn, đi ngoài phân đen, nát lỏng như bã cà phê, mùi thối khắm. Tùy theo mức độ mất m.áu, triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, vật vã, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít…
Sau phẫu thuật, bệnh nhân Đàm Văn V. phục hồi sức khỏe tốt. Ảnh: Cao Phương
Khi có các dấu hiệu nghi xuất huyết tiêu hóa, kèm đau vùng thượng vị, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt…người bệnh cần đi khám ngay, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời./.
Theo baonghean
Nữ bệnh nhân nôn ồ ạt 1 lít m.áu tươi được cứu sống trong 5 phút
Đang trên đường được đưa từ Cà Mau lên BV Chợ Rẫy (TP HCM), nữ bệnh nhân bất ngờ nôn ra 1 lít m.áu tươi nên người nhà đưa vào BV ở Cần Thơ và được bác sĩ cứu sống trong 5 phút.
Ngày 4/11, BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ vừa cứu một nữ bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hoá nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Theo đó, bà Lâm Kiều Oanh (56 t.uổi, ngụ huyện Đầm Dơi, Cà Mau) có t.iền sử bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp nhiều năm, thoái hoá khớp.
Bà Oanh được bác sĩ BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ thăm khám
Ngoài ra, bà Oanh cũng tự ý sử dụng thuốc nam và thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị đau nhức khớp.
Gần đây, bà bị mệt, chóng mặt, tiêu phân đen… nên được đưa vào bệnh viện ở địa phương điều trị nhưng tình trạng bệnh không giảm nên gia đình đưa bệnh nhân đến BV Chợ Rẫy (TP HCM).
Trên đường di chuyển đến TP Cần Thơ, bà Oanh nôn m.áu đỏ tươi khoảng 1 lít, mệt nhiều, nên người nhà đưa thẳng đến BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào 21h40 hôm 27/10.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân có tình trạng mạch nhanh nhẹ, huyết áp thấp, da niêm trắng bệt, tri giác lơ mơ, lượng huyết sắc tố trong m.áu giảm nghiêm trọng 2,4g/dl (giá trị bình thường là 12-15g/dl).
Các bác sĩ đã hội chẩn và chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng/bệnh nhân đái tháo đường type 2- choáng mất m.áu.
Bệnh nhân được hồi sức chống sốc tích cực với thở oxy, dịch truyền chảy tối đa, truyền 4 đơn vị hồng cầu lắng cùng nhóm, sử dụng thuốc ức chế bơm proton và nội soi dạ dày tá tràng cấp cứu tại giường khi tình trạng bệnh nhân cho phép.
Kết quả nội soi tại cho thấy bệnh nhân bị viêm teo niêm mạc dạ dày, dãn mao mạch, xuất huyết phình vị – thân vị bờ cong nhỏ mức độ nặng. Bệnh nhân được tiến hành nội soi can thiệp cầm m.áu.
Ekíp gồm BS CK2 Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Bảo Phước tiến hành nội soi can thiệp. Vùng thân vị phía bờ cong nhỏ có nhiều mao mạch dãn đang c.hảy m.áu, dùng argon plasma phun vào vị trí các mao mạch đang chảy.
Thời gian can thiệp 5 phút. Sau thủ thuật, kiểm tra không thấy c.hảy m.áu thêm, tình trạng xuất huyết ổn định và tiếp tục điều trị tại khoa tiêu hóa.Lượng huyết sắc tố tăng lên 9g/dl.
Sáng nay, bệnh nhân tiêu phân vàng, da niêm hồng, sinh tồn ổn định và dự kiến ra viện trong ngày.
BS CK2 Bồ Kim Phương, Trưởng khoa Nội tiêu hoá – BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, viêm teo niêm mạc dạ dày là biểu hiện giai đoạn cuối của bệnh lý như viêm dạ dày mạn tính do nhiễm vi khuẩn H.Pylori.
Sau viêm teo sẽ là viêm teo có chuyển sản ruột và cuối cùng có thể đưa đến ung thư dạ dày.
Viêm teo niêm mạc dạ dày do vi khuẩn H.Pylori thường không có triệu chứng, phát triển chậm; viêm teo đa ổ thường được phát hiện ở những người trên 50 t.uổi, và hình ảnh nội soi nơi bị viêm teo sẽ nhạt màu hơn và lộ rò mạch m.áu bên dưới do mất lớp phủ niêm mạc.
Lúc đó niêm mạc sẽ mỏng hơn bình thường, vì vậy ở những bệnh nhân này nếu có dùng thêm NSAID (kháng viêm non steroide) hoặc aspirin lâu dài sẽ dễ gây viêm trợt và xuất huyết hơn; tình trạng vỡ dãn mao mạch xuất huyết.
Bác sĩ lưu ý, bệnh nhân dùng NSAID hoặc aspirin lâu dài nên được tầm soát và tiệt trừ H.pylori nếu có, điều này có thể tránh được tình trạng viêm nặng và xuất huyết.
Bác sĩ khuyến cáo, thuốc kháng viêm là những thuốc làm giảm các triệu chứng viêm (sưng nóng, đỏ, đau) và phục hồi chức năng vùng bị ảnh hưởng.
Đây là những thuốc khi dùng phải cẩn trọng. Các thuốc kháng viêm có tác dụng phụ nguy hiểm, có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến cơ thể người sử dụng (đặc biệt với nhóm NSAID và nhóm corticosteroid).
Do đó, việc sử dụng các thuốc kháng viêm cần phải hết sức thận trọng, người bệnh không được tự ý sử dụng và tuân theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
Theo vietnamnet