Dạo gần đây, Tiểu Mai có dấu hiệu tức ngực, biếng ăn, cổ họng đau rát, nôn ói, nuốt nước miếng cảm thấy đau.
Tiểu Mai (25 t.uổi) sống tại Cao Hùng, Đài Loan. Dạo gần đây, Tiểu Mai có dấu hiệu tức ngực, biếng ăn, cổ họng đau rát, nôn ói, nuốt nước miếng cảm thấy đau. Thời gian đầu, Tiểu Mai xem nhẹ tình trạng của mình và khi bệnh chuyển biến nặng thì cô mới đến bệnh viện khám.
BS Trấn Tử Hạo, khoa Tiêu hóa & Gan mật, bệnh viện E-Da Hospital, kiểm tra nội soi và phát hiện thực quản của bệnh nhân bị loét với những đốm trắng. Theo tìm hiểu, vài ngày trước, Tiểu Mai gặp vấn đề về da liễu nên cô được điều trị bằng thuốc con nhộng. Tiểu Mai có thói quen uống ít nước nên viên thuốc con nhộng đã tắc nghẽn ở cổ họng, thuốc không thể vào dạ dày, không thể phân giải nên gây ra loét thực quản.
BS Hạo cho biết, khi uống thuốc nếu người bệnh uống ít nước, viên thuốc con nhộng có thể tắc nghẹn ở cổ họng gây ra loét thực quản. Uống thuốc đúng cách là bạn nên uống thuốc với nước ấm khoảng 200ml trở lên. Sau khi uống thuốc, không nằm xuống ngay, tư thế tốt nhất là ngồi để viên thuốc thuận lợi đến dạ dày, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh Tetracycline, Aspirin… cần đặc biệt lưu ý.
Vỏ ngoài của thuốc con nhộng khi gặp nước sẽ gia tăng độ bám dính nên dễ tắc nghẽn ở cổ họng. Nếu bạn không uống nhiều nước để đẩy viên thuốc xuống dạ dày sẽ gây ra loét thực quản. Đau rát khi uống nước có thể là dấu hiệu của loét thực quản hoặc ung thư thực quản. Nếu uống nước lọc cảm thấy đau rát ở cổ họng thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Khi kết quả chẩn đoán là loét thực quản thì bạn cần hạn chế thức ăn cay nóng.
Loét thực quản là bệnh gì?
Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa. Dạng viêm loét này gây đau đớn ở lớp niêm mạc phần dưới của thực quản, chỗ gặp nhau giữa thực quản và dạ dày. Thực quản là ống nối cổ họng với dạ dày.
Những dấu hiệu và triệu chứng của loét thực quản?
– Đau khi nuốt hoặc khó nuốt.
– Đau phía sau xương ức (ợ nóng).
– Dạ dày khó chịu (buồn nôn) và nôn.
– Ói ra m.áu
– Đau ngực.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh loét thực quản?
– Tìm cách giảm căng thẳng như tập thể dục hoặc tham gia một lớp yoga.
– Ngủ đầy đủ.
– Chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm có đường.
– Ăn nhiều bữa ăn nhỏ.
– Nhai kẹo cao su sau bữa ăn để giúp tăng lượng nước bọt và ngăn axit trào vào thực quản.
– Giữ tư thế thẳng đứng một vài giờ sau khi ăn.
– Tránh rượu.
– Uống nhiều nước.
– Không hút t.huốc l.á.
– Giảm cân nếu bạn đang thừa cân.
Theo Ettoday/Helino
Hội chứng lạ khiến người phụ nữ có chân tay gầy, dài bất thường
Tịnh Tịnh, 27 t.uổi (người Hồ Bắc, Trung Quốc) mắc hội chứng Marfan khiến cơ thể cô cao gầy, chân tay, ngón chân ngón tay dài bất thường và tầm nhìn trở nên hạn chế.
Tịnh Tịnh hiện nay cao 173cm nhưng cân nặng chỉ hơn 45kg. Mùa hè năm ngoái, do tức ngực, khó thở, cô đã đến một bệnh viện ở Hàng Châu để kiểm tra. Các bác sĩ chẩn đoán cô bị tràng khí màng phổi và phải nhập viện.
Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kĩ lưỡng, cô còn được phát hiện bị phình động mạch chủ, vẹo cột sống, cơ thể cao gầy. Hơn nữa, chân tay, bàn chân bàn tay thon dài bất thường và tầm nhìn bị hạn chế. Tất cả biểu hiện của cô trùng với triệu chứng của một chứng bệnh lạ – hội chứng Marfan.
Hội chứng Marfan khiến chân tay Tịnh Tịnh gầy giơ xương, dài bất thường.
Bác sĩ cho biết, mắc phải hội chứng này, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, cơ thể như đang “tiềm ẩn một quả bom mà không biết bao giờ phát nổ”.
Vào một ngày tháng 6 năm nay, Tịnh Tinh đột nhiên đau tức ngực, cô chia sẻ: “Lúc đó, cảm giác như ngực, lưng đau như bị xé rách ra vậy”. Gia đình nhanh chóng đưa Tịnh Tịnh nhập viện tại khoa Lồng ngực, bệnh viện nhân dân tỉnh Chiết Giang.
Chủ nhiệm Thôi của khoa cho biết động mạch chủ của Tịnh Tịnh xuất hiện vết nứt vỡ, động mạch bị giãn, phình nghiêm trọng. Bên cạnh đó, van động mạch bị hở khiến m.áu c.hảy ngược về tim. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng. Tịnh Tịnh phải trải qua hai ca phẫu thuật và thật may mắn, hai ca phẫu thuật đều thành công.
Hội chứng Marfan là gì?
Hội chứng Marfan được đặt tên theo một vị bác sĩ y khoa người Pháp Antoine Marfan. Năm 1896, vị bác sĩ này đã đặt tên cho căn bệnh sau lần đầu tiên chẩn đoán và điều trị cho một b.é g.ái 5 t.uổi.
Đây là một hội chứng di truyền bẩm sinh, mang tính di truyền trội có nghĩa là con của người mắc hội chứng Marfan có xác suất bị bệnh là 50%). Hầu hết những người mắc chứng bệnh này có t.iền sử gia đình, chỉ một phần nhỏ là do biến đổi gen.
Khoảng 1/5.000 người mắc hội chứng Marfan, bao gồm cả nam và nữ thuộc mọi chủng tộc. Hội chứng này là hội chứng bẩm sinh, tuy nhiên biểu hiện của hội chứng không phải sẽ xuất hiện ngay lập tức. Có người xuất hiện từ khi còn nhỏ, nhưng có người đến lúc trưởng thành mới rõ các triệu chứng. Nếu không chữa trị kịp thời, hội chứng sẽ gây các bệnh nghiêm trọng.
Biểu hiện đặc trưng của hội chứng Marfan
Hệ xương: Những người mắc hội chứng này cao, gầy. Tứ chi dài, gầy bất thường. Chân tay dài không cân xứng, cong xương sống, xương ức lồi hoặc lõm, bàn chân phẳng, răng mọc nhiều…
Hội chứng Marfan ảnh hưởng đến xương khiến lồng ngực khiến nó bị lõm hoặc lồi.
Thị lực: Chủ yếu biểu hiện ở thị lực kém, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, lạc thủy tinh thể, bong võng mạc…
Tim mạch và mạch m.áu: Nguy cơ về bệnh tim mạch khi mắc hội chứng này là rất cao. Hội chứng có thể gây huyết áp cao, phình động mạch chủ, bóc tách hay làm rách động mạch chủ.
Phổi: xẹp phổi, khí phế thũng (một dạng phổ biến của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), hen suyễn, chứng ngưng thở khi ngủ.
Nguồn: QQ, The Marfan Foundation
Theo Helino