Bênh suy tuy xương ban đầu có những triệu chứng rất giống như bệnh chân tay miệng nên nếu không chú ý bạn có thể bỏ lỡ cơ hội điều trị
Dễ nhầm lẫn với bệnh chân tay miệng
Vừa qua, bệnh viện tại thị trấn Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc) đã tiếp nhận trường hợp một cậu bé 3 t.uổi tên là Li Xiaole cấp cứu trong tình trạng cơ thể tím tái, miệng sùi bọt mép.
Anh Li Xueyu, cha của bệnh nhi cho biết họ nghi ngờ con mắc tay chân miệng. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra tại Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Hà Nam khiến cặp vợ chồng không khỏi bàng hoàng.
Chi phí điều trị bệnh suy tủy xương là gánh nặng với gia đình của bé Li Xiaole. Ảnh: Sohu
Cậu bé mắc thiếu m.áu bất sản hay còn gọi là suy tủy xương giai đoạn cuối. Các bác sĩ chỉ định cấy ghép tủy gấp nếu không cậu bé sẽ không qua khỏi. Chi phí cho ca phẫu thuật lên tới hơn 500.000 NDT, một số t.iền ngoài khả năng tài chính của anh chị Li.
“Nghe tiếng con kêu khóc, đứng ngoài cửa mà lòng tôi đau như cắt. Bậc làm cha mẹ như tôi không thể làm gì cho con lúc này. Không biết mất bao lâu, trong tâm trí tôi mới thôi nghe thấy tiếng gào khóc của con vang vọng từ hành lang bệnh viện” – Chị Li Yule, mẹ bé Xiaole nói trong đau đớn.
Nguyên nhân mắc bệnh suy tủy xương
Theo BS. Phạm Văn Hiệu – Khoa Huyết học lâm sàng – Bệnh viện TƯQĐ 108, suy tủy xương là một hội chứng lâm sàng với đặc điểm giảm hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu trong m.áu, đồng thời tủy xương bị thay thế bằng mô mỡ do sự giảm sinh tế bào m.áu của tủy xương.
Suy tủy chiếm tỷ lệ thứ ba trong các bệnh lý về huyết học. Ảnh minh họa.
Bệnh này có ở khắp nơi trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy vùng. Ở nước ta, bệnh suy tủy chiếm tỷ lệ thứ ba trong các bệnh lý huyết học, sau bạch cầu cấp và xuất huyết giảm tiểu cầu.
Nguyên nhân mắc bệnh thường gặp do nhiễm hóa chất, tia xạ, do thuốc, thai nghén. Tuy nhiên, chiếm khoảng trên 90% các trường hợp bệnh nhân suy tủy xương còn chưa rõ nguyên nhân mắc bệnh.
Dấu hiệu mắc bệnh suy tủy xương
Các triệu chứng khởi đầu của suy tủy có thể diễn tiến từ từ, biểu hiện tùy theo độ nặng của bệnh. Ban đầu người bệnh có biểu hiện như thiếu m.áu, người xanh xao, mệt mỏi, khó thở…
Sau đó có dấu hiệu xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc răng miệng, rong kinh do giảm tiểu cầu. Kèm theo đó là phát sốt, ớn lạnh, viêm họng, n.hiễm t.rùng tái diễn do giảm bạch cầu hạt. Giai đoạn tiếp theo, gan, lách, hạch không to.
Nếu nguyên nhân mắc bệnh do di truyền thì thường kèm theo một số bất thường bên ngoài như lùn, bất thường sắc tố da, khuyết tật xương, bất thường da, móng và các cơ quan…
Theo BS. Hiệu, suy tủy xương thể nặng có tỷ lệ t.ử v.ong 25% trong vòng 4 tháng đầu và 50% trong vòng 1 năm nếu bệnh nhân không được truyền m.áu và ghép tủy. Ghép tế bào gốc có tỷ lệ đáp ứng chung khoảng 70%.
Do vậy, mọi người cần chú ý theo dõi cơ thể mình và người thân. Nếu có những biểu hiện bất thường cần ngay lập tức đi khám để phát hiện và điều trị bệnh cho sớm.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Xuất huyết dưới da: Bệnh thường gặp nhưng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Xuất huyết dưới da là một căn bệnh thường gặp, nhưng không phải là một căn bệnh có thể dễ xem thường, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Xuất huyết dưới da – bệnh thường gặp nhưng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Xuất huyết dưới da là gì?
Xuất huyết dưới da là hiện tượng xuất hiện những nốt bầm tím trên da, do m.áu thoát ra khỏi lòng mạch m.áu do mạch m.áu bị tổn thương.
Khi bị xuất huyết dưới da, trên bề mặt da sẽ xuất hiện những đốm tròn nhỏ, và đây chính là kết quả của xuất huyết dưới da, gây ra các chấm xuất huyết màu đỏ, nâu hoặc tím.
Ban xuất huyết thường xuất hiện thành chùm, trông giống như phát ban. Các nốt xuất huyết thường phẳng khi chạm vào và không bị mất màu khi ấn vào chúng. Đôi khi, trong nhiều trường hợp, chúng còn có thể xuất hiện bề mặt bên trong của miệng hoặc mí mắt.
Dấu hiệu của bệnh xuất huyết dưới da là gì?
Xuất huyết dưới da không khó để phát hiện bởi chúng thể hiện rõ ngay trên cơ thể bạn, nhưng cũng rất dễ bị nhầm lẫn với một số hiện tượng như va đ.ập, bầm tím tổn thương ngoài da….
Xuất huyết có thể xuất hiện như một đốm nhỏ kích thước bằng đầu đinh ghim hoặc lớn bằng bàn tay. Trên bề mặt da có những đốm tròn nhỏ với các chấm xuất huyết màu đỏ, nâu hoặc tím.
Nguyên nhân nào dẫn đến xuất huyết dưới da?
Xuất huyết dưới da có thể được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Do các bệnh nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn huyết do não mô, bệnh bạch hầu, bệnh sởi, thương hàn sốt xuất huyết gây ra.
Bệnh tiểu cầu: do bị giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu (Glanzmann).
Do cơ thể bị thiếu vitamin C dẫn đến hiện tượng xuất huyết dưới da.
Do bệnh miễn dịch, dị ứng: Chẳng hạn do viêm thành mạch dị ứng, các chứng dị ứng khác.
Các bệnh do thiếu hụt các yếu tố đông m.áu của huyết tương cũng gây xuất huyết dưới da, chẳng hạn: hemophilie A, B, C, giảm prothrombin, proconvertin.
Tuy nhiên, dù là trong trường hợp nào thì xuất hiện dưới da cũng là một trong những dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe với nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, hãy đi khám khẩn cấp nếu bạn có hiện tượng bị xuất huyết dưới damà không liên quan đến chấn thương để hạn chế tối đa việc sức khỏe bị giảm sút, cũng như kịp thời điều trị nếu phát hiện bệnh bất thường.
Khi xuất hiện các vết bầm tím trên da bất thường, chúng ta cần đến các bệnh viện chuyên khoa sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nên làm gì khi bị xuất huyết dưới da?
Khi bị xuất huyết dưới da, bạn có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân phát bệnh. Song, chắc chắn điều đầu tiên cần làm chính là tới gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và được kê đơn phù hợp giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Còn trong trường hợp cơ thể bạn bị phản ứng với một loại thuốc nào đó mà bạn đang sử dụng dẫn tới xuất huyết dưới da, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chuyển thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc bạn đang dùng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cần bổ sung những thực phẩm sau để cải thiện tình trạng bệnh như: Thực phẩm giàu vitamin A nhằm hỗ trợ chức năng tiểu cầu cùng một số loại thực phẩm giàu Axit folic đóng vai trò hữu ích trong sự phát triển một số các mô, bao gồm cả tiểu cầu. Những thực phẩm này bao gồm dầu cá, cà rốt, cà chua, ngũ cốc, cải xoăn, khoai lang, bí ngô, cà chua, đậu lăng, đậu, măng tây, ngô, quả bơ, ngũ cốc và các loại rau màu xanh đậm như rau bina…
Trên đây là một số gợi ý giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh xuất huyết dưới da cũng như cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, các bạn vẫn cần đến các bệnh viện chuyên khoa sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!
Lam Anh
Theo thoidai