Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội những ngày qua không chỉ gây lo ngại mà còn cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trường đã đến hồi báo động.
Bình ắc quy thải được mua gom với giá từ 20 – 24 nghìn đồng/kg bình về xưởng trong nhà dân ở thôn Cao Quán, xã Hồng Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên. Ảnh: Lam Anh
Tuy nhiên, nếu việc ô nhiễm không khí có thể nhìn và cảm nhận qua từng hơi thở thì có một loại ô nhiễm khác đang âm thầm hủy hoại môi trường, đó chính là các hóa chất độc hại từ ắc quy và pin thải loại.
Ắc quy hoặc pin ngày nay có mặt ở khắp nơi, trong những vật dụng của đời sống hàng ngày hay trên các loại phương tiện giao thông. Sau khi hết vòng đời sử dụng, nếu không thu gom, xử lý những hóa chất từ ắc quy như: Chì, kẽm và thủy ngân sẽ thấm vào đất, nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu không có sự quản lý chặt chẽ và thực hiện thu hồi để xử lý, tái chế thì mức độ ô nhiễm sẽ rất kinh khủng.
Thực tế, các quy định đều đã có. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác khi các doanh nghiệp sản xuất pin, ắc quy gần như phó mặc cho đội ngũ thu gom “đồng nát” và việc công bố các điểm thu gom chỉ được bày ra cho có để đối phó với cơ quan chức năng. Lý do được đưa ra là chi phí thu hồi, xử lý tốn kém, không cạnh tranh nổi với đội quân “đồng nát”…
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sở dĩ các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối ắc quy còn thờ ơ với thảm họa môi trường là do các chế tài xử lý vi phạm hiện nay chưa đủ mạnh và chưa được thực hiện nghiêm túc. Vì thế đã đến lúc cần ban hành những chế tài đủ sức răn đe để buộc các doanh nghiệp phải có trách nhiệm quản lý, thu hồi ắc quy đã bán, phân phối ra thị trường. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cũng cần nghiêm túc thực hiện các quy định do chính mình ban hành thay vì chỉ “đ.ánh trống bỏ dùi” như hiện nay.
Có lẽ, trước những hiểm họa có thể nhìn thấy ngay được như sự cố cháy xưởng sản xuất của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông hay không khí ô nhiễm ở mức báo động, người ta mới cảm thấy sợ. Nhưng còn những nguy cơ âm thầm, tiềm ẩn từ việc ắc quy, pin thải loại vô tư tàn phá môi sinh thì dường như ít ai chú ý.
Hậu quả từ pin, ắc quy thải loại với các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân có thể không đến ngay tức thời, thế hệ hôm nay chưa phải đối mặt ngay, mà con cháu chúng ta sau này sẽ phải gánh chịu. Bởi thủy ngân và chì thường được gọi là “kim loại nặng”. Độc tính của các kim loại này một phần là do chúng tích tụ trong các mô sinh học (gọi là quá trình tích lũy sinh học). Quá trình tích lũy sinh học kim loại này xảy ra ở tất cả các sinh vật sống do tiếp xúc với kim loại trong thực phẩm và môi trường. Độc tính của thủy ngân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bao gồm tổn thương hệ thống thần kinh trung ương (độc thần kinh), thận và phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Còn chì cũng gây ảnh hưởng đến não và phát triển trí tuệ. Ngoài tác động đến hệ thần kinh, khi phơi nhiễm lâu dài (ở cả t.rẻ e.m và người lớn) chì có thể gây tổn hại cho thận, hệ thống miễn dịch, sinh sản. Chỉ cần tiếp xúc ngắn hạn với nồng độ chì cao có thể gây tổn thương não, tê liệt, thiếu m.áu và các triệu chứng về tiêu hóa.
Đó sẽ là những cái c.hết được báo trước, xuất phát từ sự thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm với cộng đồng.
Theo baogiaothong
Bình ắc quy xe máy có thể phát nổ từ chính sai lầm của người dùng
Bình ắc quy xe máy nổ sẽ vô cùng nguy hiểm cho cả con người và thiết bị sử dụng. Do đó, chủ xe không nên bỏ qua các dấu hiệu, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Hiện nay có khá nhiều trường hợp nổ bình ắc quy xe máy khi đang chạy trên đường, gây tác hại rất nghiêm trọng đến người chủ phương tiện cũng như những người chung quanh. Vì vậy để có thể tránh được các nguy cơ gây nổ bình ắc quy xe máy người dùng cần phải nắm thật rõ các nguyên nhân chính dẫn đến nổ bình ắc quy.
Nguyên nhân khiến bình ắc quy dễ phát nổ
Ắc quy bị chạm chập cực ( ) với cực (-)
Nguyên nhân này có thể giải thích rằng, vô tình các dụng cụ dẫn điện như kềm, cờ lê, dây điện… rơi vào giữa 2 cọc bình làm ngắn mạch 2 điện cực, lúc đó dòng điện phóng qua bình rất lớn làm nhiệt độ bình tăng cao rất nhanh và gây nổ bình.
Để bình tiếp xúc với tia lửa điện khi đang nạp ắc quy
Ắc qui xe máy dễ cháy nổ nếu chủ xe mắc sai lầm khi sử dụng
Đây là một sai lầm phổ biến và khá nguy hiểm nhưng nhiều người mắc. Bởi khi nạp ắc quy loại axit-chì hở thì ắc quy sẽ có 2 loại khí dể cháy là hyđrô và oxy được tạo ra. Nếu có tác nhân gây cháy như tia lửa hàn cắt, tàn thuốc, ma sát mạnh…thì hỗn hợp này sẽ gây cháy trong môi trường kín, dẫn đến nhiệt độ và áp suất bình tăng cao gây phát nổ bình. Do đó khi sạc ắc quy axit-chì hở người ta thường phải mở nắp van thoát khí. Với loại axit-chì kín thì hỗn hợp khí này sẽ kết hợp thành nước ở bên trong bình chứ không thoát ra ngoài nên khả năng cháy nổ do cháy khi nạp sẽ thấp hơn loại axit-chì hở.
Do nạp ắc quy quá dòng, quá áp
Trong mọi chế độ nạp thì cần phải giữ nhiệt độ ắc quy dưới mức 40 độ C. Việc nạp quá dòng, quá áp sẽ dẫn đến ắc quy bị nóng quá nhiệt độ này dẫn đến t.uổi thọ ắc quy giảm nhanh và đặc biệt ắc quy có thể phát nổ nếu nhiệt độ quá cao. Do đó phải luôn theo dõi nhiệt độ bình trong suốt quá trình nạp, nếu thấy nhiệt độ bình lên cao thì phải giảm dòng nạp xuống dòng nạp hiện tại và tiếp tục theo dõi.
Dấu hiệu nhận biết bình ắc quy có vấn đề
Dấu hiệu đơn giản nhất để phát hiện một chiếc ắc quy đang yếu là bạn không thể đề nổ máy xe được nữa, đèn báo N bị tối hoặc tắt hẳn, còi kêu nhỏ, đèn phanh và xi-nhan sáng yếu.
Nhưng dấu hiệu ắc quy bị yếu ban đầu khá mờ nhạt và không rõ ràng, do đó phải chịu khó để ý thì mới có thể phát hiện ra như: Khởi động không được nhạy, bấm đề phải liên tục, không mạnh; Còi xe nghe yếu và “lạc giọng”, tiếng còi không được trong như khi xe còn đầy điện; Đèn xe, xi-nhan yếu và không được sáng; Khi đi trong trời tối, bật đèn pha, lúc còi xe thì ánh sáng đèn yếu đi trông thấy…
Ngoài ra khi nhìn vào bình nếu bị phồng rộp hoặc có các vết rỉ bẩn ra ngoài chứng tỏ ắc quy đang có vấn đề. Hãy thử ngửi xem bình ắc-quy có mùi cháy khét hay không, nếu có hãy thay thế sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, có một cách đơn giản để kiểm tra ắc quy còn tốt hay không là sử dụng một chiếc ắc quy khác lắp vào thay thế, nếu xe hoạt động bình thường thì do ắc quy cũ đã hỏng. Nếu lắp ắc quy mới vào mà vẫn không khởi động được thì cần kiểm tra lại công tắc đề, máy đề, hệ thống dây diện xem có bị hỏng hóc hay bị đứt.
Phòng tránh nổ bình ắc quy xe máy
Khi xe có dấu hiệu không đề nổ, không nên nhấn đề liên tục vì lúc đó ta đang ép ắc quy phóng điện liên tục với dòng điện khởi động, mà dòng khởi động thì rất lớn do đó khả năng gây nổ bình rất cao.
Khi sửa chữa thay thế bình ắc quy, phải tuyệt đối tránh để rơi bất cứ vật gì vào giữa 2 cọc bình hoặc siết các kết nối không chặt, đều này dẫn đến khả năng chạm chập gây nổ bình rất cao.
Bình ắc quy nước lâu ngày không được bảo dưỡng, kiểm tra châm nước, rất có khả năng bình bị khô dung dịch điện phân. Sau khi đề máy, bình ắc quy sẽ được nạp điện để bổ sung trở lại, quá trình nạp điện sẽ làm các bình ắc đã bị quy khô dung dịch tăng nhiệt độ rất nhanh và gây phát nổ bình.
Khi thấy bình mau khô nước, bình nóng cần xem lại bộ sạc của xe máy, có thể bộ sạc bị hỏng và đây cũng là nguyên nhân gây quá dòng, quá áp sạc dẫn đến nổ bình.
Theo VietQ