Theo bác sĩ Nguyễn Thế Võ – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, những thực phẩm này có nhiều giá trị dinh dưỡng và phù hợp với chế độ ăn của bệnh nhân ung thư điều trị hóa trị.
Cà rốt
Cà rốt là loại củ dân dã, giá rẻ nhưng lại có nhiều công dụng tuyệt vời thậm chí là phòng, ngừa ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học New Zealand, các hợp chất thực vật trong cà rốt có thể giúp tăng cường hiệu quả hóa trị.
Nước thịt
Khô miệng là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi hóa trị. Tình trạng này khiến người bệnh ung thư khó nuốt thức ăn, do đó rưới một chút nước sốt lên các món ăn có thể giúp bạn cảm thấy dễ ăn hơn.
Thực phẩm giàu chất xơ
Bánh mì giàu chất xơ
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như gạo, chuối, bánh mì nướng… có thể giúp giảm tình trạng tiêu chảy do hóa trị. Ngược lại, người bệnh ung thư nên tránh các món ăn nhiều chất béo vì những thực phẩm này có thể khiến tình trạng tiêu chảy thêm nghiêm trọng.
Ngũ cốc toàn phần
Nếu bị táo bón sau khi hóa trị, người bệnh ung thư nên chú ý uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu chất xơ (như bánh mì, ngũ cốc toàn phần, trái cây khô, đậu Hà Lan…) để cải thiện hệ tiêu hóa. Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ) cũng khuyến cáo người bệnh ung thư đang thực hiện hóa trị nên uống từ 8 – 12 cốc nước/ngày.
Kẹo gừng
Nhấm nháp chút kẹo gừng hoặc uống nước gừng trước/trong khi ăn sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn, chóng mặt do hóa trị.
Các món ăn mềm, nhạt
Người bệnh ung thư thực hiện hóa trị sẽ thường bị loét miệng, khiến việc ăn uống trở nên vô cùng khó khăn. Trong trường hợp này, bạn có thể chọn ăn các món mềm như cháo, súp, hoặc xay nhuyễn các loại thức ăn để dễ nuốt hơn.
Ngoài ra, bạn nên cố gắng ăn nhạt hơn khi bị loét miệng. Muối và các loại gia vị khác có thể gây kích ứng, khiến các vết loét càng thêm đau đớn.
Nước cam
Nước cam đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi trong nước cam có rất nhiều vitamin C, calci, kali,… là các dưỡng chất rất tốt cho cơ thể
Uống nước cam, nước chanh có thể giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm tình trạng khô miệng sau khi hóa trị. Tuy nhiên, nếu bị đau họng, bạn nên tránh tiêu thụ các thực phẩm có vị chua.
Hành và tỏi
Hành và tỏi đều rất giàu các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, chống lại các tế bào ung thư.
Thực phẩm giàu protein
Thịt gà bỏ da
Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ) khuyến khích người bệnh ung thư nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein để cung cấp năng lượng, giúp cơ bắp khỏe mạnh khi hóa trị. Các thực phẩm giàu protein nạc bạn nên ăn bao gồm: Trứng, cá, đậu phụ và thịt gà (đã lọc bỏ da)…
Thực phẩm giàu selen
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thực phẩm giàu selen như cá hồi, yến mạch, gạo lứt… có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư hắc tố.
An Khê
Theo phunuvietnam
Bệnh nhân ung thư được hóa trị liệu không còn bị rụng tóc
Để ngăn chặn tình trạng rụng tóc ở những bệnh nhân ung thư trải qua hóa trị liệu, các nhà khoa học Anh đề xuất xử lý nang lông bằng chất ức chế CDK4/6 và taxanes.
Taxanes được sử dụng để điều trị các loại ung thư khác nhau, gồm cả ung thư vú và phổi. Các chất ức chế tạm thời ngăn chặn sinh sản tế bào mà không gây tác động độc hại bổ sung tới nang lông.
Bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư vú và phổi, được hóa trị liệu sẽ không còn lo sợ bị rụng tóc – Ảnh : Pixabay
Theo The Daily Mail, hóa trị liệu thường dẫn đến rụng tóc ở bệnh nhân ung thư. Nhưng các nhà khoa học ở Đại học Manchester đã tìm được cách ngăn ngừa tình trạng hói đầu. Họ đề xuất điều trị nang lông bằng một loại thuốc đặc biệt – chất ức chế CDK4/6 làm giảm độ nhạy cảm của nang lông (hair follicles) với taxanes, tác nhân hóa trị liệu gây rụng tóc vĩnh viễn.
Chất ức chế CDK4/6 ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở của các tế bào ở đáy nang. Được biết hóa trị liệu tấn công chính vào các tế bào tăng sinh mạnh – dấu hiệu đặc trưng của bệnh ung thư. Tóc là tế bào phân chia nhanh thứ hai, đó là lý do tại sao nhiều loại thuốc hóa học gây ra rụng tóc. Cho đến nay, để giảm nguy cơ rụng tóc, y học đề xuất sử dụng mũ làm mát bề mặt đầu. Bằng cách hạ thấp nhiệt độ, người ta tin rằng các tác nhân hóa trị liệu sẽ không tác động đến tóc. Tuy nhiên, chúng không phù hợp hoặc hiệu quả đối với tất cả các bệnh ung thư và đòi hỏi bệnh nhân phải nằm viện lâu hơn.
Các thử nghiệm đã chứng minh rằng phương pháp mới do các nhà khoa học Anh đề xuất mang tính vạn năng. Các nhà khoa học xử lý nang lông bằng chất ức chế CDK4/6 và taxanes. Taxanes được sử dụng để điều trị các loại ung thư khác nhau, gồm cả ung thư vú và phổi. Các chất ức chế tạm thời ngăn chặn sinh sản tế bào mà không gây tác động độc hại bổ sung tới nang lông.
Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí EMBO Polar Medicine, tiến sĩ Talveen Purba hy vọng nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ dẫn đến các phương pháp điều trị làm chậm hoặc hoàn toàn khắc phục chứng rụng tóc của bệnh nhân được hóa trị liệu cũng như có thể tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị hiện tại, như mũ mát da đầu.
Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư Anh, một nửa số người sinh sau năm 1960 ở Anh sẽ bị ung thư. Còn theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, chỉ riêng ở Mỹ vào năm ngoái đã có khoảng 1,7 triệu trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Trong khi đó, có đến 8% bệnh nhân có thể từ chối hóa trị do lo ngại bị rụng tóc.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi