Đang yên đang lành mà nghe tiếng lạo xạo trong tai thì phải đi khám gấp chị em nhé!
L.V, chàng trai 24 t.uổi ở Trung Quốc, liên tục nghe thấy tiếng lạo xạo khó chịu trong tai đến nỗi mất ngủ nhiều đêm liền.
Khi người nhà rọi đèn vào lỗ tai để xem có gì lọt vào trong, gia đình của L.V đã ré lên kinh hãi và bắt cậu đến bệnh viện ngay lập tức.
Cụ thể, các bác sĩ phát hiện ra một… gia đình gián đang trú ngụ trong ống tai của chàng trai trẻ t.uổi. Xin nhắc lại, không phải một mà là cả gia đình gián!
Thật khó tin khi loài côn trùng gớm ghiếc này lại có mặt ở đó. Thậm chí bác sĩ còn cho biết: Trừ gián mẹ, còn có 10 con gián non vừa chào đời bên trong tai của L.V.
Dưới đây là video nội soi tai L.V (chị em sợ gián có lẽ không nên bấm vào xem):
Bác sĩ phát hiện cả “gia đình” gián sống trong tai chàng trai trẻ t.uổi
Bác sĩ họ Trọng, chuyên gia tai-mũi-họng cho hay: “Bệnh nhân nói rằng cậu ta bị đau tai, còn nghe thấy tiếng lạo xạo như có con gì bò bên trong. Tình trạng này quả thật gây khó chịu”.
“Tôi đã phát hiện ra 10 con gián non đang chạy loăng quăng trong tai của L.V.”
Ống tai của L.V quả thật có bị tổn thương, nhưng phía bệnh viện không công bố chi tiết. Thật may mắn cho chàng trai 24 t.uổi, mẹ con gián trong tai L.V đã bị trục xuất và cậu có thể xuất viện ngay trong hôm đó.
Các bác sĩ đưa ra lời khuyên: “Vệ sinh nhà cửa giúp ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan của gián. Hãy dẹp bớt đồ đạc, khử trùng cống rãnh thường xuyên.”
Theo afamily
Trẻ nhỏ và hiểm họa từ pin cúc áo
Những viên pin cúc áo tuy nhỏ nhưng vô cùng nguy hiểm trong trường hợp trẻ lỡ nuốt phải, hoặc đùa nghịch nhét vào lỗ mũi, lỗ tai.
Bác sĩ nội soi tái khám cho bệnh nhi sau phẫu thuật lấy viên pin ra khỏi lỗ tai – Ảnh: Nguyên Mi
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM đã tiếp nhận 38 ca trẻ nhét pin cúc áo vào vùng tai, mũi, họng.
Hoại tử
Thấy con khụt khịt, chảy nước mũi, phụ huynh bé M.T.T (6 t.uổi, ngụ Đồng Nai) đã mua thuốc cho con uống, nghĩ con bị cảm sổ mũi thông thường. Tuy nhiên, hôm sau, lỗ mũi của bé phù nề, sưng đỏ, nước mũi vẫn chảy, bé thở rít. Uống thuốc không có tác dụng và tình trạng có vẻ bất ổn, gia đình đã đưa bé đi khám ở bệnh viện địa phương. Các bác sĩ phát hiện có dị vật bên trong lỗ mũi của bé, không lấy ra được. Bé M.T.T được chuyển lên Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM.
Theo Phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Trần Phan Chung Thủy, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM: Phụ huynh cần chú ý trong việc lựa chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ ở từng độ t.uổi, tránh đồ chơi có các chi tiết nhỏ mà trẻ có thể nuốt, nhét vào các lỗ tự nhiên trên cơ thể. Đặc biệt, quản lý pin chặt chẽ, tránh xa tầm tay của trẻ. Các đồ dùng có sử dụng pin trong gia đình nên dán chặt các nắp đậy pin lại.
Theo tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy, Trưởng khoa Nhi – Tổng hợp, Bệnh viện Tai Mũi Họng (TP.HCM), qua nội soi phát hiện dị vật là một viên pin cúc áo đã cài dính chắc vô bên trong lỗ mũi của bệnh nhi. “Viên pin bám chắc, ăn mòn sâu bên trong mũi, gây thủng vách ngăn mũi, hủy cuống mũi dưới. Lỗ mũi của bệnh nhi đã bị n.hiễm t.rùng, hoại tử”, bác sĩ Thúy cho biết.
Các bác sĩ đã dùng dụng cụ chuyên dụng lấy viên pin ra, lọc rửa hoại tử, vệ sinh mũi cho bé nhiều lần để hết hóa chất ăn mòn từ viên pin, tạo hình lại vách ngăn mũi cho bé.
Viên pin cúc áo mắc trong lỗ tai bệnh nhi – Ảnh: Nguyên Mi – bệnh viện cung cấp
Một trường hợp khác, b.é t.rai 5 t.uổi chơi dại, nhét hai viên pin cúc áo vào… lỗ tai. Cô giáo thấy bé khóc nên kiểm tra, phát hiện và lấy ra một viên pin. Còn một viên pin nằm sâu bên trong. Bé được đưa đến bệnh viện địa phương và sau đó chuyển lên Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM để các bác sĩ xử lý.
Các bác sĩ ghi nhận ống tai phải của bệnh nhi bị phù nề, có nhiều mô hoại tử và có viên pin nằm lọt trong xương chũm. Pin đã ăn mòn làm thủng hoàn toàn màng nhĩ, một phần cán búa (một xương trong lỗ tai giúp dẫn truyền âm thanh) b.ị h.oại t.ử, nhiều mô xung quanh ống tai cũng b.ị h.oại t.ử do pin ăn mòn, phỏng lạnh. Bệnh nhi được mổ lấy dị vật, là viên pin cúc áo dày 2,5 mm, đường kính 8 mm. Các bác sĩ lọc rửa sạch các mô hoại tử và rửa sạch hết hóa chất của pin trong tai bé. Tuy nhiên, do màng nhĩ đã bị thủng nên thính lực của bé bị giảm đáng kể.
Cơ chế ăn mòn khủng khiếp của pin cúc áo
Theo tiến sĩ – bác sĩ Lê Trần Quang Minh, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, pin cúc áo là pin lithium. Loại pin này rất nguy hiểm với t.rẻ e.m vì kích thước nhỏ và trẻ thường lầm tưởng là kẹo hoặc đồ chơi. Viên pin khi bị mắc kẹt trong cổ họng, thực quản, lỗ tai, lỗ mũi của trẻ thì sẽ phóng thích ra dòng điện (dù đã hết pin), tiếp xúc với niêm mạc, gây tích tụ chất bazơ, ăn mòn các mô. Thông thường, chỉ cần mắc kẹt khoảng 24 giờ là viên pin đã có thể gây hoại tử vùng niêm mạc, mô xung quanh.
“Pin có tính kiềm nên gây phỏng lạnh. Phỏng lạnh rất kinh khủng, còn nguy hiểm hơn phỏng nóng vì ăn mòn sâu, kéo dài, ngay cả sau khi viên pin đã được lấy ra thì vẫn còn có thể tiếp tục gây phỏng vì hóa chất còn thấm trong mô, khó rửa sạch. Nhiều trường hợp các bác sĩ đã phải lọc rửa đến hơn 10 lần để làm sạch hết chất ăn mòn của pin”, bác sĩ Minh cho biết.
Bác sĩ Thúy lưu ý phụ huynh các triệu chứng có thể nghi ngờ trẻ mắc dị vật trong tai mũi họng: trẻ than đau, thường sau 24 giờ đối với mắc dị vật pin vì gây hoại tử; không nghe được (dị vật ở tai); chảy nước mũi hôi, nghẹt mũi (dị vật ở mũi); sốt cao; có dấu hiệu n.hiễm t.rùng…
“Tốt nhất và trước hết, nên dạy trẻ không nhét pin hay bất cứ vật gì vào các lỗ tự nhiên trên cơ thể. Dặn trẻ lỡ có nhét hoặc đôi khi bị bạn nhét vật lạ vào tai mũi họng thì phải báo ngay cho cô giáo, phụ huynh. Khi phát hiện trẻ nhét pin vào mũi, tai…, phụ huynh cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được xử trí kịp thời”, bác sĩ Thúy khuyến cáo.
Theo Thanh niên