PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi thuộc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết virus hợp bào đường hô hấp (RSV) là chủng virus đường hô hấp khá thường gặp, là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về một loại virus có tên virus hợp bào đường hô hấp rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Đáng nói, thông tin này được đông đảo cha mẹ quan tâm khi mà có những cảnh báo chủng virus này dễ dàng lây lan cho trẻ qua những nụ hôn.
Thông tin cảnh báo trên nhiều trang mạng xã hội về một loại virus nguy hiểm lây qua những nụ hôn
Theo thông tin trên facebook cá nhân của bác sĩ N.P (Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam) hiện tại đang có dịch nhiễm virus RSV. Đặc biệt, loại virus này hiện nay chưa có thuốc chữa đặc trị hữu hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh nên giới chuyên gia nhấn mạnh cha mẹ có con nhỏ cần hết sức lưu ý. “Các mẹ đang nuôi con nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, ở thời điểm giao mùa này nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp rất cao, nên hạn chế cho con đến những nơi công cộng, nơi đông người, tránh khói t.huốc l.á, khói than củi, khói bụi, và đặc biệt là KHÔNG CHO BẤT CỨ AI HÔN CON CỦA MÌNH”.
Liên quan đến thông tin này, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi thuộc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết virus hợp bào đường hô hấp (RSV) là chủng virus đường hô hấp khá thường gặp. RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh phát triển mạnh hơn vào mùa đông – xuân. Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ bị nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày.
Tuy nhiên, có những trường hợp, nhất là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng t.uổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh… do sức đề kháng kém, cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công. Chủng virus này có thể gây ra các triệu chứng viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm tai giữa), nặng hơn là dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy thở nhanh.
Bác sĩ cảnh báo nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp – Ảnh minh họa
PGS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng việc người lớn hôn hít trẻ nhỏ cũng thể lây cho trẻ các bệnh như cúm, tay chân miệng… Tuy nhiên, với bệnh lý RSV hầu như hiếm gặp ở người lớn nên việc truyền căn bệnh này qua những nụ hôn là rất khó xảy ra. PGS Dũng cũng cho rằng khi người lớn mắc các bệnh lý về đường hô hấp, nên hạn chế những tiếp xúc gần với người xung quanh, nhất là trẻ nhỏ. Người mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người nhiễm cúm, không đến khu vực đông người.
Hiện bệnh do RSV gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin… Trẻ có thể tự khỏi, nhưng cần theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu nặng và đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế kịp thời
Cứu sống nhiều trẻ sinh non nguy kịch
Ngày 7-11 tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Khoa Nhi và hội thảo khoa học nhi khoa Việt – Mỹ, Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết mô hình liên kết sản – nhi, kết hợp với các chuyên khoa chuyên sâu khác tại bệnh viện đã cứu sống nhiều bệnh nhân hiểm nghèo. Điển hình là trường hợp cứu sống trẻ đẻ non 28 tuần, ngạt nặng, mẹ nhiễm khuẩn huyết nặng, mất sau sinh một ngày nhưng trẻ đã được cứu chữa thành công. Hay cháu Đặng Thị Bé, mẹ bị bệnh tim nặng, mất trước khi có dấu hiệu chuyển dạ nhưng đã được các bác sĩ cứu sống, khỏe mạnh xuất viện nhờ sự phối hợp cấp cứu giữa các chuyên khoa. Ngoài ra, kỹ thuật cấp cứu sơ sinh, thở máy đã được chuyển giao cho nhiều bệnh viện tuyến dưới, giúp cứu sống thêm nhiều bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo ngay tại tuyến y tế cơ sở.
N.Dung
Theo nguoilaodong
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP HCM: Ai sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên?
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP HCM đang tác động xấu đến sức khỏe cho con người. Đặc biệt, bụi mịn kích thước siêu nhỏ có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người gây nhiều bệnh cấp tính hoặc tích tụ lâu dài.
Do sự gia tăng của bụi mịn, nhiều ngày qua, thành phố như được bao phủ bởi lớp sương mù
Những ngày gần đây hệ thống quan trắc không khí tự động đều cho thấy chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội và TP HCM ở ngưỡng chất lượng không khí kém, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhóm người già, trẻ nhỏ cần hạn chế ra ngoài.
Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong những ngày không khí bị ô nhiễm, gây hại cho sức khỏe, những người vốn có các bệnh như phổi mạn tính, hen suyễn và các bệnh phổi khác sẽ có nguy cơ phát bệnh cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra đối tượng trẻ nhỏ sức đề kháng kém, khi niêm mạc đường hô hấp hít phải các chất bụi, hoặc khói trong không khí cũng rất dễ làm tổn thương niêm mạc. Do đó, t.rẻ e.m cũng rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp. Ô nhiễm không khí cũng có thể tác động tới quá trình điều trị của các bệnh nhân, khiến bệnh tình nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị. Tuy nhiên, theo PGS Dũng không phải ai cũng mắc bệnh khi sống trong môi trường bị ô nhiễm vì mỗi người có hệ miễn dịch, chức năng đào thải của cơ thể.
Ông Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng Phòng Quản lý sức khỏe môi trường và hoá chất, Cục Quản lý Môi trường y tế, cho biết trung bình mỗi người cần 10.000 lít không khí để thở mỗi ngày vì thế khi chất lượng không khí không bảo đảm có thể gây ra hàng loạt bệnh tật về đường hô hấp, tim mạch, ung thư… “Trường hợp cấp tính nặng có thể dẫn đến ngạt do suy hô hấp, nhiễm độc m.áu, ảnh hưởng tim, phổi, thậm chí t.ử v.ong. Trường hợp mãn tính là viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, tim mạch, viêm da, kích ứng da, căng thẳng thần kinh…”- ông Cường nói.
Cũng theo giới chuyên môn bụi mịn PM2,5 được đ.ánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khoẻ con người. Vì có kích thước nhỏ nên “sát thủ vô hình”- bụi PM2.5 rất nguy hiểm, có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi và vào m.áu. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy phơi nhiễm với bụi PM2.5 tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cảnh báo có mối liên quan giữa bụi mịn và dị tật bẩm sinh ở bà bầu.
Để phòng ngừa, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo t.rẻ e.m, phụ nữ có thai, người lớn t.uổi, hạn chế ra ngoài đường, tham gia giao thông và các hoạt động thể thao ngoài trời. Người già, những người có bệnh về đường hô hấp, sức khỏe yếu nên ở trong nhà.
Với những người lao động bắt buộc phải ra ngoài trời nên đeo khẩu trang, các dụng cụ cản bụi như mũ, khăn, kính mắt… Người dân nên thường xuyên nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, hạn chế phơi thực phẩm ngoài môi trường không khí ô nhiễm, hạn chế sử dụng nước mưa. Theo các chuyên gia, khẩu trang thông thường như khẩu trang vải, khẩu trang y tế không thể lọc được bụi mịn mà chỉ hạn chế 30%-40% lượng bụi.
D. Thu
Theo nguoilaodong