Đột tử là hiện tượng t.ử v.ong một cách đột ngột, ngay lập tức mà không cứu được. Một số trường hợp người có dấu hiệu của đột tử nhưng không hề biết và nghĩ mình vẫn đang khỏe mạnh, làm việc bình thường.
Dưới đây là các trường hợp dẫn đến đột tử và cách phòng tránh kịp thời.
Mới đây, vụ việc người phụ nữ mang thai Nguyễn Thúy H (30 t.uổi, quê ở Nam Định) bất ngờ t.ử v.ong tại phòng trọ ở ngõ 156 đường Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội, gây xôn xao dư luận
Trưa ngày 6-11, đồng nghiệp của chị ở bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội không thấy chị H đi làm, nên đã gọi điện hỏi thăm. Tuy nhiên, khi gọi điện thì không nghe máy, mọi người đến nhà trọ của chị H thì phát hiện cửa nhà mở, chị H t.ử v.ong trên giường, trên người mặc bộ quần áo mỏng
Đại diện Công an quận Hoàng Mai nhận định, nguyên nhân chị H t.ử v.ong có thể do thai phụ tắm xong, mặc quần áo mỏng và bật quạt dẫn tới bị lạnh và dẫn đến cái c.hết. Hiện, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra và làm rõ sự việc
Cũng vào ngày 6-11, nam diễn viên gạo cội Trình Tư Hàn, nổi tiếng với vai diễn Như Lai Phật Tổ trong phim “Tây Du Ký” đã qua đời do đột tử, hưởng thọ 58 t.uổi
Theo chia sẻ của người nhà nam diễn viên, sức khỏe của ông suy yếu và trở nặng trong khoảng một tháng gần đây. Ngay khi phát hiện tình trạng bất thường của Trình Tự Hàn, gia đình đã đưa ông đến bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp
Ngoài hai vụ việc trên thì trước đó đã có rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra. Đột tử xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ở nhiều độ t.uổi
Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất đó là lên các cơn ngưng tim. Do việc rối loạn nhịp tim, tắc nghẽn mạch m.áu tim hoặc do một số bệnh lý tim mạch mà con người mắc phải trước đó
Tiếp đến là nguyên nhân do dị ứng khi tiếp xúc với các chất lạ, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức, trầm trọng hơn là tình trạng sốc phản vệ, gây khó thở, cổ họng sưng, nặng nhất là t.ử v.ong một cách đột ngột
Những người mắc bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng, điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh hậu quả xấu không mong muốn. Theo Livestrong, bệnh tiểu đường làm suy yếu quá trình sản xuất và sử dụng insulin, khiến cho lượng đường trong m.áu tăng cao, dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, mù mắt hoặc thậm chí là t.ử v.ong
Các loại thuốc giảm đau mà chúng ta thường sử dụng như: morphine, codeine, hydrocodone… cũng cần hạn chế dùng, bởi khi lạm dụng sẽ khiến cho hơi thở bị chậm, dẫn đến đột tử một cách bất ngờ
Không chỉ có thuốc giảm đau, mà các loại t.huốc n.gủ cũng có nguy cơ gây đột tử cao. Lạm dụng loại thuốc này không chỉ ảnh hưởng đến trí não, nhận thức mà còn gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, các bệnh tim mạch và t.ử v.ong
Vậy để phòng tránh đột tử thì chúng ta cần làm như thế nào? Đầu tiên, đó là việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Bên cạnh việc có một chế độ ăn uống khoa học thì việc tập luyện sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, tăng sức để kháng
Các bài tập buổi sáng, hoặc buổi chiều tối mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể săn chắc, vóc dáng cân đối mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái
Tuy nhiên, việc tập luyện cần đảm bảo sự phù hợp, cả về thời gian lẫn sức nặng của bài tập. Những người lớn t.uổi thì nên kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành luyện tập để đem lại kết quả tốt nhất
Nói không với t.huốc l.á, bia rượu, các chất gây nghiện có hại cho sức khỏe
Một số thói quen không tốt như: tắm hoặc xông hơi sau khi ăn no, uống bia, rượu cũng cần loại bỏ. Bởi việc bạn tắm trong nước quá lâu sẽ làm mất thân nhiệt, dẫn đến hiện tượng cơ thể lạnh đi và t.ử v.ong đột ngột
Đối với những người mắc các bệnh mãn tính, như: đái tháo đường, huyết áp, rối loạn mỡ m.áu… thì cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tuân thủ điều trị của bác sĩ để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh những hậu quả xấu, không mong muốn xảy đến
Nguyễn Minh (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
Cứu sống bệnh nhân 38 t.uổi nhờ đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội đã phối hợp cùng cùng các y bác sĩ Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thực hiện đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân bị suy nút xoang tim, 38 t.uổi ở Chương Mỹ, Hà Nội. Đây là kỹ thuật được triển khai thực hiện đầu tiên tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Kíp kỹ thuật thực hiện đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận bệnh nhân N.T.T với triệu chứng mệt, kém ăn, khó thở, nhịp tim chậm 44 lần/phút, cơn hồi hộp, đ.ánh trống ngực, kèm theo những đợt xây xẩm mặt mày. Ngoài ra bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp.
Kết quả kiểm tra thăm khám cho thấy bệnh nhân bị hội chứng suy nút xoang (nhịp nhanh, nhịp chậm), có nhịp dưới 40 lần/phút lúc thức. Bệnh nhân được chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Nếu không thực hiện cấy máy kịp thời, sau một thời gian, bệnh nhân có thể bị suy tim nặng nề, gây có rối loạn nhịp tim, đe dọa đến tính mạng như ngưng tim.
Kíp thực hiện đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân đã tiến hành tạo đường vào tĩnh mạch, luồn và cố định điện cực vào thành cơ tim, sau đó nối vào máy tạo nhịp được cấy dưới da.
Do điều kiện về trang thiết bị của bệnh viện chưa có máy DSA nên ekip thực hiện đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viên đã khắc phục bằng máy C-ARM. Ngay sau đặt máy các thông số kỹ thuật của máy ổn định, sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt, các chỉ số đều ở mức bình thường ghi nhận nhịp máy tạo nhịp là trên 60 lần/phút. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Hữu Nghị, Phụ trách Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: “Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn là một trong những thủ thuật phức tạp và rất khó trong việc điều trị các bệnh lý về tim mạch, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải được đào tạo bài bản và chuyên sâu. Vị trí đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn được đặt ở khu vực ngực trái gần vai bệnh nhân, có ống dẫn vào buồng tim để hỗ trợ nhịp đ.ập cho tim”.
Được biết, máy tạo nhịp sẽ thay thế phát nhịp khi nhịp tim chậm, giúp giữ nhịp tim bệnh nhân ở mức bình thường.
Bác sĩ Đỗ Hữu Nghị cho biết thêm, kỹ thuật đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn được triển khai từ tháng 6/2019 do các bác sĩ của Bệnh viện Tim Hà Nội chuyển giao. Các bệnh nhân được chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn khi bị rối loạn nhịp chậm, có hội chứng suy nút xoang, bệnh nhân có nhịp xoang dưới 40 lần/phút hoặc có những cơn ngưng xoang kéo dài.
Một số bệnh nhân có triệu chứng điển hình của rối loạn nhịp chậm như chóng mặt, xây xẩm, ngất thường xuyên hoặc nặng hơn là bệnh nhân có thể ngưng tim, nhồi m.áu não, bắt buộc phải đặt máy tạo nhịp.
Bệnh nhân có cơn nhịp chậm dễ gây xoắn đỉnh, khởi phát các cơn tim nhanh gây đột tử. Tuy nhiên, một số trường hợp lại không có dấu hiệu bệnh, chỉ tình cờ được phát hiện bởi các bác sĩ tim mạch. Nhờ hỗ trợ của máy tạo nhịp, đảm bảo tần số tim bệnh nhân tối thiểu 60 lần/phút, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhân gặp phải, giảm các nguy cơ tim mạch như ngưng tim hay nhồi m.áu não.
Bác sĩ Đỗ Hữu Nghị cũng khuyến cáo, trong xu hướng các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng, nên chú trọng các giải pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trong đó, lưu ý đến 3 yếu tố về lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc. Đồng thời, thường xuyên vận động, tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần, giảm cân nặng.
Rối loạn nhịp thường gặp ở người trên 60 t.uổi, nữ nhiều hơn nam, ở độ t.uổi tương đối cao. Bệnh xảy ra theo cơ chế tim có nút phát nhịp và hệ thống dẫn truyền suy giảm chức năng, thoái hóa theo thời gian, cùng các bệnh lý mãn tính kèm theo như bệnh tim thiếu m.áu cục bộ, tăng huyết áp và nhiều rối loạn khác.
Trước đây, khi Bệnh viện chưa triển khai kỹ thuật đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim nhập viện, được đặt máy tạo nhịp tạm thời rồi chuyển lên tuyến trên. Từ khi Bệnh viện Đa khoa Hà Đông có kỹ thuật đặt máy tạo nhịp do Bệnh viện tim Hà Nội chuyển giao kỹ thuật đã giúp ích rất nhiều cho người bệnh trên địa bàn.
Minh Khuê -Đào Hiền
Theo laodongthudo