Loại máy tạo nhịp tim thế hệ mới có kích thước nhỏ như viên thuốc con nhộng với trọng lượng chưa tới 2 g.
TS Phạm Trần Linh, Trưởng khoa C5, Viện Tim mạch quốc gia cho biết, máy tạo nhịp tim mới có trọng lượng nhẹ hơn tới 93% so với máy tạo nhịp tim 2 buồng tim thông thường (28 g).
Thay vì có 2 dây diện cực đặt ở nhĩ phải và thất phải như trước đây, loại máy mới sẽ được đặt nằm toàn bộ trong buồng thất phải của bệnh nhân, đưa vào tim qua ống thông từ tĩnh mạch đùi.
Theo TS Linh, đây là loại máy tạo nhịp tim hiện đại nhất hiện nay, được FDA Hoa Kỳ cấp phép từ năm 2016. Loại máy này có độ bền lên tới 12 năm, tuy nhiên chi phí tương đối cao, khoảng 380 triệu đồng.
Máy tạo nhịp tim thế hệ mới có kích cỡ tương đương viên thuốc con nhộng
Bệnh nhân đầu tiên được đặt máy tạo nhịp tim thế hệ mới tại Viện Tim mạch quốc gia là cụ ông 75 t.uổi, vào viện vì n.hiễm t.rùng máy tạo nhịp tim.
Cách đây hơn 1 năm, bệnh nhân thường xuyên bị ngất, nhịp tim rất chậm, được chẩn đoán bị bloc nhĩ thất hoàn toàn (độ 3). Nếu không được điều trị, người bệnh có nguy cơ cao bị nhồi m.áu cơ tim, thậm chí t.ử v.ong.
Máy tạo nhịp tim thế hệ cũ với 2 dây điện cực ở nhĩ phải và thất phải
Bệnh nhân đã được cấy máy tạo nhịp 2 buồng tim thông thường với 2 dây điện cực ở nhĩ phải và thất phải. Sau can thiệp, sức khoẻ bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên 2 tuần trước khi nhập viện, vùng ngực trái tại vị trí cấy máy tạo nhịp ở dưới da sưng nề đỏ, đau rát nhiều và chảy mủ, lộ máy tạo nhịp làm bệnh nhân rất khó chịu và mệt mỏi.
Để điều trị, biện pháp duy nhất là tháo bỏ máy tạo nhịp cũ và điều trị n.hiễm t.rùng toàn thân. Tuy nhiên, nếu rút bỏ máy tạo nhịp, tình trạng nhịp tim chậm và bloc nhĩ thất hoàn toàn sẽ quay lại, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Mặt khác, sau khi loại bỏ máy cũ sẽ phải cấy máy tạo nhịp mới với các dây điện cực đưa vào buồng tim ở vị trí khác so với vị trí ban đầu, tiên lượng nguy cơ n.hiễm t.rùng máy tạo nhịp thứ hai rất cao.
Sau hội chẩn, các bác sĩ Viện tim mạch quốc gia lựa chọn giải pháp tháo bỏ máy tạo nhịp cũ cùng 2 dây điện cực đã n.hiễm t.rùng, cắt lọc và điều trị kháng sinh ổ máy cũ dưới cơ ngực trái. Đồng thời đặt máy tạo nhịp tạm thời ngoài da hỗ trợ tim co bóp đảm bảo huyết động cho bệnh nhân.
Ekip bác sĩ đặt máy tạo nhịp tim cho nam bệnh nhân 75 t.uổi
Hình ảnh máy tạo nhịp tim nhỏ xíu ở thất phải
Sau 2 tuần điều trị, tình trạng n.hiễm t.rùng đã được kiểm soát, ổ máy cũ đã sạch. Lúc này, với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của BS Zulkeflee Muhammad, Trung tâm Tim mạch quốc gia Malaysia, các bác sĩ Việt Nam đã đặt thành công máy tạo nhịp tim không dây vào thẳng buồng thất phải để tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân, tránh nguy cơ nhiễm tùng tái phát ổ máy tạo nhịp dưới da. Sau khi đặt máy, nhịp tim của bệnh nhân đã ổn định, xuất viện sau 1 ngày.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Tim mạch quốc gia cho biết, các bệnh tim mạch là nguyên nhân t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người t.ử v.ong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% số t.ử v.ong.
Chỉ riêng tại Viện Tim mạch quốc gia, mỗi năm điều trị nội trú cho gần 30.000 bệnh nhân bị bệnh tim mạch nặng phức tạp, khám ngoại trú cho hàng trăm nghìn lượt, siêu âm tim cho trên 60.000 lượt.
Trong đó 3 chuyên khoa: Tim mạch can thiệp, Phẫu thuật tim mạch và Cấp cứu – chăm sóc tích cực tim mạch, mỗi năm thực hiện can thiệp cho hơn 12.000 lượt bệnh nhân. Ngoài ra có hơn 1.000 bệnh nhân được mổ tim hở thay van tim, bắc cầu nối chủ vành, sửa chữa các cấu trúc tim… trong đó có rất nhiều kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới.
Viện Tim mạch quốc gia cũng được biết đến là trung tâm hàng đầu trong công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến cho cả nước về chuyên ngành tim mạch, là nơi tiên phong thực hiện hàng loạt can thiệp tim mạch phức tạp như can thiệp nong động mạch vành bằng bóng qua da đầu tiên (1996), can thiệp đặt stent động mạch vành đầu tiên (1997), điều trị rối loạn nhịp đầu tiên sử dụng năng lượng sóng RF (1998), ca cấy máy phá rung tự động điều trị đột tử (1999), mổ tim hở đầu tiên (2002), cấy máy tái đồng bộ tim (2005), can thiệp sửa van hai lá qua da đầu tiên tại Việt Nam (2014)…
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Chỉ vì uống thuốc kiểu này, cô gái 25 t.uổi bị đau rát cổ họng, loét thực quản trầm trọng
Dạo gần đây, Tiểu Mai có dấu hiệu tức ngực, biếng ăn, cổ họng đau rát, nôn ói, nuốt nước miếng cảm thấy đau.
Tiểu Mai (25 t.uổi) sống tại Cao Hùng, Đài Loan. Dạo gần đây, Tiểu Mai có dấu hiệu tức ngực, biếng ăn, cổ họng đau rát, nôn ói, nuốt nước miếng cảm thấy đau. Thời gian đầu, Tiểu Mai xem nhẹ tình trạng của mình và khi bệnh chuyển biến nặng thì cô mới đến bệnh viện khám.
BS Trấn Tử Hạo, khoa Tiêu hóa & Gan mật, bệnh viện E-Da Hospital, kiểm tra nội soi và phát hiện thực quản của bệnh nhân bị loét với những đốm trắng. Theo tìm hiểu, vài ngày trước, Tiểu Mai gặp vấn đề về da liễu nên cô được điều trị bằng thuốc con nhộng. Tiểu Mai có thói quen uống ít nước nên viên thuốc con nhộng đã tắc nghẽn ở cổ họng, thuốc không thể vào dạ dày, không thể phân giải nên gây ra loét thực quản.
BS Hạo cho biết, khi uống thuốc nếu người bệnh uống ít nước, viên thuốc con nhộng có thể tắc nghẹn ở cổ họng gây ra loét thực quản. Uống thuốc đúng cách là bạn nên uống thuốc với nước ấm khoảng 200ml trở lên. Sau khi uống thuốc, không nằm xuống ngay, tư thế tốt nhất là ngồi để viên thuốc thuận lợi đến dạ dày, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh Tetracycline, Aspirin… cần đặc biệt lưu ý.
Vỏ ngoài của thuốc con nhộng khi gặp nước sẽ gia tăng độ bám dính nên dễ tắc nghẽn ở cổ họng. Nếu bạn không uống nhiều nước để đẩy viên thuốc xuống dạ dày sẽ gây ra loét thực quản. Đau rát khi uống nước có thể là dấu hiệu của loét thực quản hoặc ung thư thực quản. Nếu uống nước lọc cảm thấy đau rát ở cổ họng thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Khi kết quả chẩn đoán là loét thực quản thì bạn cần hạn chế thức ăn cay nóng.
Loét thực quản là bệnh gì?
Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa. Dạng viêm loét này gây đau đớn ở lớp niêm mạc phần dưới của thực quản, chỗ gặp nhau giữa thực quản và dạ dày. Thực quản là ống nối cổ họng với dạ dày.
Những dấu hiệu và triệu chứng của loét thực quản?
– Đau khi nuốt hoặc khó nuốt.
– Đau phía sau xương ức (ợ nóng).
– Dạ dày khó chịu (buồn nôn) và nôn.
– Ói ra m.áu
– Đau ngực.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh loét thực quản?
– Tìm cách giảm căng thẳng như tập thể dục hoặc tham gia một lớp yoga.
– Ngủ đầy đủ.
– Chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm có đường.
– Ăn nhiều bữa ăn nhỏ.
– Nhai kẹo cao su sau bữa ăn để giúp tăng lượng nước bọt và ngăn axit trào vào thực quản.
– Giữ tư thế thẳng đứng một vài giờ sau khi ăn.
– Tránh rượu.
– Uống nhiều nước.
– Không hút t.huốc l.á.
– Giảm cân nếu bạn đang thừa cân.
Theo Ettoday/Helino