Bạn sẽ bất ngờ khi biết thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan đến tiểu đường hoặc ngược lại, người tiểu đường sẽ dễ bị thừa cân, béo phì hơn.
Giảm cân qua thói quen ăn uống lành mạnh, luyện tập thể thao có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng và nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Tuy nhiên, nhiều lúc tiểu đường loại 2 tác động đến cân nặng một cách thầm lặng mà bạn không hề hay biết.
Các yếu tố ăn uống cũng ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2. Việc tiêu thụ đồ uống có đường quá mức sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các loại chất béo trong chế độ ăn uống là rất quan trọng, với chất béo bão hòa và các acid béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ, trong khi chất béo không bão hòa đa (polyunsaturated fat) và không bão hòa đơn (monounsaturated fat) làm giảm nguy cơ phát triển bệnh. Ăn nhiều gạo trắng cũng góp phần làm tăng nguy cơ của bệnh. Ngoài ra, có khoảng 7% bệnh nhân bị tiểu đường là do ít tập thể dục.
Sau đây là 7 yếu tố góp phần làm bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khó đạt được cân nặng như mong muốn:
Trở ngại thứ 1: Bị cảm xúc lấn át
Biện pháp khắc phục: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, viễn cảnh phải giảm cân rồi duy trì cân nặng có thể làm bạn nản chí. Tuy nhiên, bạn cần phải quyết tâm và cố gắng mỗi ngày. Bắt đầu bằng việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh vào buổi sáng, bổ sung các loại thực phẩm tốt vào buổi trưa, tiếp theo là buổi chiều sau giờ làm việc, vào bữa tối, và cứ thế tiếp tục. Thực hiện điều này mỗi ngày và cố gắng giữ nó thành một thói quen. Điều khó khăn nhất trong hành trình giảm cân chính là duy trì việc ăn uống lành mạnh.
Trở ngại thứ 2: Bạn ngủ không đủ giấc
Biện pháp khắc phục: nhắm đến một giấc ngủ “chất lượng”, khoảng 7-9 tiếng mỗi đêm và lựa chọn thức ăn nhẹ lành mạnh cho bữa đêm.
Thiếu ngủ không chỉ dẫn đến kháng insulin mà còn tàn phá các hormone liên quan đến cân nặng. Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể làm tăng ghrelin (hormone kích thích ăn ngon) và giảm leptin (chất hạn chế thèm ăn).
Một vấn đề khác gây ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của bạn là thức khuya cũng như lựa chọn các thức ăn vặt chứa nhiều muối, giàu calorie, tinh bột vào buổi tối. Theo một khảo sát được công bố, thức ăn chứa nhiều tinh bột không phải là lựa chọn tốt nhất cho việc cân bằng đường huyết hay giảm cân (hoặc duy trì cân nặng).
Trở ngại thứ 3: Bỏ bữa trong thời gian dài
Biện pháp khắc phục: Kết hợp đồ ăn nhẹ dành cho người tiểu đường vào khẩu phần ăn của bạn và không bỏ bữa.
Ngoài thói quen bỏ bữa sáng, nếu bạn bỏ qua cả bữa trưa hay bữa tối thì cũng có thể gây hạ đường huyết đột ngột. Đây cũng là vấn đề của hầu hết những người đang trong quá trình chữa trị tiểu đường tuýp 2 mà không có kiến thức tốt về vấn đề kiêng cữ cũng như do quá bận bịu trong công việc mà không có thời gian cho việc ăn uống hợp lý. Trải qua một quãng thời gian dài không ăn uống sẽ dẫn đến rối loạn insulin và glucose, làm bạn dễ tăng cân hơn.
Do khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa nên những người mắc bệnh tiểu đường sẽ không thể chống chọi được. Nếu không khắc phục kịp thời tình trạng này, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng lú lẫn, đãng trí, ngất xỉu… thậm chí nặng hơn là co giật, t.ử v.ong.
Trở ngại thứ 4: Bạn ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng lại ăn quá nhiều
Biện pháp khắc phục: Ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng có định lượng khẩu phần.
Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe là nền tảng cơ bản của một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, nhưng kiểm soát khẩu phần và số lượng cũng quan trọng. Nhiều bệnh nhân đang đ.ánh đồng giữa việc ăn để khỏe mạnh với việc ăn không kiểm soát. Có nhiều bệnh nhân chọn thực phẩm rất tốt, như các loại hạt, dầu ô liu, quả bơ, nhưng không nhận ra rằng chúng quá nhiều năng lượng.
Trở ngại thứ 5: Bạn đang ăn protein từ thịt nạc nhưng sử dụng phương pháp chế biến không đúng
Biện pháp khắc phục: rán ít dầu và nên sử dụng dầu ô liu. Thay vì chiên thịt nạc, hãy nướng hoặc xào chúng.
Nguồn protein từ thịt bò hay gia cầm không ảnh hưởng đến đường huyết, nhưng nó có tác động đến cholesterol và vòng eo của bạn. Protein từ thịt nạc tốt hơn cho việc giảm cân và chúng được khuyến nghị như một phần của chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng khâu chuẩn bị cũng rất quan trọng. Chiên/rán với bơ hoặc dầu quá nhiều có thể phá hỏng chế độ giảm cân.
Trở ngại thứ 6: Bạn thiếu sự suy xét
Biện pháp khắc phục: Lưu tâm đến những bữa ăn nhẹ, thay thế các bữa ăn thiếu kiểm soát thành bữa ăn lành mạnh.
Những bữa ăn nhẹ lành mạnh được khuyến khích trong chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng sự thiếu suy xét có thể dẫn đến tăng cân và thừa calories. Nếu giảm bớt 100 calo/ngày, bạn có thể giảm được 4,5 kg trong 1 năm. Nếu bạn là một người hay bị đãng trí, hãy lên lịch và chuẩn bị cho những buổi ăn nhẹ. Chẳng hạn như, đừng đi đến nhà bếp (nơi bạn biết sẽ có bánh vào buổi sáng) mà đi dạo theo một hướng khác hoặc lấy cho mình một tách trà thảo mộc.
Trở ngại thứ 7: Bạn nghĩ mình tập luyện nên có thể ăn tùy thích
Biện pháp khắc phục: Tập luyện nhưng kiềm chế không ăn món tráng miệng. Hãy cố gắng thỏa mãm chứng thèm đồ ngọt bằng các thực phẩm ít hoặc không có calorie.
Theo congthuong.vn
Có nên dùng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng?
Hiện nay, nhiều người đã chuyển hẳn sang ăn gạo lứt để trị bệnh, một số người lại chọn cách ăn gạo lứt vào chế độ ăn để giảm cân và cũng có nhiều người thay thế gạo trắng bằng gạo lứt.
Thế nhưng, việc thay thế hoàn toàn gạo lứt trong khẩu phần ăn hàng ngày là điều vẫn còn nhiều tranh cãi.
Gạo là loại thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong khẩu phần ăn của nhiều người trên thế giới và hiện nay chúng ta thường sử dụng chủ yếu là hai loại gạo phổ biến gạo trắng và lứt. Liệu gạo lứt có mang lại sự kỳ diệu cho sức khỏe?
Những chất dinh dưỡng có trong gạo lứt
Theo báo cáo từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, gạo chiếm 19% tổng số lượng calo được tiêu thụ trên toàn thế giới. Trong đó, gạo trắng và gạo lứt là 2 loại gạo phổ biến nhất. Nếu như loại gạo trắng được sản xuất là tách bỏ vỏ trấu bên ngoài, kèm theo đó là loại bỏ luôn cả lớp cám chứa chất dinh dưỡng Magie, chất xơ không hòa tan khiến cho gạo trắng có lượng gluco cao sẽ làm tăng nhanh chỉ số đường và là nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường.
Gạo lứt ưu điểm là có chất đạm và chất xơ hơn chất đường bột
Gạo lứt lại giữ được nguyên lớp vỏ cám bên trong nhờ vậy hạt gạo rất giàu chất xơ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, vitamin: B1, B2, B3, B6, canxi, sắt, kẽm. Lượng đạm được giữ lại cũng khá cao khoảng 7,6% đam/100g gạo. Vì vậy, gạo lứt đang được nhiều người lựa chọn thay thế cho gạo trắng với mục đích cải thiện sức khỏe.
Trên thế giới có khoảng 3,5 tỷ người ăn gạo chiếm 50% dân số. Ở Việt Nam, số người ăn gạo chiếm đến 99%. Việt Nam lại là nước có nền kinh tế xuất khẩu gạo đứng thứ hạng cao trên thế giới nên việc tìm mua gạo ngon trong nước không phải là quá khó.
Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua các loại gạo trong siêu thị, đại lý gạo trong các chợ. Thậm chí đặt mua trên các trang mạng bán hàng online. Đặc biệt các cửa hàng thực dưỡng còn chế biến gạo lứt sẵn thành nhiều loại thực phẩm như bún, hủ tiếu, phở hay các loại bánh, sữa. Người tiêu dùng có thể chọn mua các loại gạo lứt dưới các như tím, trắng, vàng, đỏ và đen với giá thành giao động từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg.
Với nhiều phương thức mua bán dễ dàng như vậy, tuy nhiên chất lượng gạo lứt hiện nay vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ khi nguồn gốc, xuất xứ thương hiệu của các sản phẩm này rất khó kiểm soát. Đa phần người tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu xem đó có phải là gạo lứt hay không chứ chưa quan tâm đúng mức đến việc tìm hiểu về nguồn gốc, quy trình sản xuất của loại gạo này.
Chuyên gia y tế tư vấn
Các chuyên gia dinh dưỡng gạo lứt là thực phẩm có ích cho cơ thể, nhưng với điều kiện phải sạch, tức là không chứa chất tồn dư hóa chất, chất bảo quản. Vì thế, khi chọn mua, người tiêu dùng cần chú trọng chọn loại gạo có kiểm nghiệm hoặc chứng nhận trồng trọt bằng phân hữu cơ hoặc không chất hóa học. Ngoài ra, cần lưu ý, gạo lứt có thời hạn sử dụng từ 4 đến 5 tháng. Nếu để lâu thì chất tinh dầu trong lớp cám gạo sẽ bị hư, có mùi và không sử dụng được. Khi mua, người tiêu dùng cần kiểm tra ngày sản xuất, hạn sử dụng và nên mua với số lượng vừa phải. Lưu ý khi nấu gạo lứt không nên ngâm quá lâu, vo gạo quá kỹ sẽ làm vitamin B1 bị hòa tan trong nước.
Đối với những người chuyển từ gạo trắng sang gạo lứt để thay khẩu phần ăn hàng ngày thì cần có sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để phù hợp với thể trạng sức khỏe của từng người.
TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cho biết: “Gạo lứt muối mè cần năng lượng cơ bản, nhưng đó chỉ là một năng lượng chưa đủ những thành phần dinh dưỡng như đạm, đường, mỡ, chất khoáng, chất xơ,… Thỉnh thoảng ăn có thể được nhưng nếu ăn trong thời gian kéo dài dẫn đến cơ thể sẽ bị thiếu chất dẫn đến các hoạt động tế bào không hiệu quả, cơ thể dễ bị mệt mỏi và bị một số bệnh lý khác”.
Ths Trương Nhật Khuê Tường – Khoa Dinh dưỡng và tiết chế, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: “Gạo lứt ưu điểm là có chất đạm và chất xơ hơn chất đường bột. Chính vì chất xơ nhiều hơn có tác dụng nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa nhiều hơn, đóng vai trò như một màng lọc đối với người bị đái tháo đường, miếng lọc làm giảm hấp thu đường huyết. Những người bị bệnh đái tháo đường sẽ kiểm soát đường huyết của họ tốt hơn. Ngoài ra, do hạt gạo của gạo lứt cứng hơn nên khi nhai họ phải nhai kỹ, nhai lâu hơn nên sẽ có cảm giác no hơn rất thích hợp với người giảm cân.
Không nên sử dụng gạo lứt để thay thế hoàn toàn gạo trắng. Một số vấn đề gần đây là gạo lứt có chứa chất hóa học nặng Arsen, kim loại này tồn tại ở trong sông, hồ nước cũng như khu vực trồng gạo lứt. Tỉ lệ chất hóa học này ở trong gạo lứt nhiều hơn so với gạo trắng. Nếu sử dụng thường xuyên, hoàn toàn gạo lứt thì các nhà khoa học cho rằng sẽ làm tăng nguy cơ mắc những bệnh mạn tính, kể cả những bệnh nặng hơn.
Với đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của gạo lứt đang mang lại sẽ phù hợp với một số đối tượng, tuy nhiên cũng có một số đối tượng không nên sử dụng gạo lứt là t.rẻ e.m, người lớn t.uổi hoặc những người đang có vấn đề về tiêu hóa vì gạo cứng hơn sẽ khó tiêu hơn. Nếu như không nhai kỹ hoặc không nấu chín thì sẽ gây các vấn đề tiêu hóa.
Những người sử dụng gạo lứt nên lưu ý khi đã sử dụng lâu dài và thường xuyên thì phải kết hợp gạo lứt và gạo trắng
Đối với phụ nữ mang thai thì nên sử dụng gạo trắng vì acid folic và sắt ở trong đó sẽ nhiều hơn gạo lứt. Ngoài ra, những người mắc bệnh mạn tính như bệnh thận cũng không nên sử dụng gạo lứt vì trong gạo lứt có chứa khá nhiều cali, magie,…- không thể lọc được ra khỏi cơ thể dẫn đến ứ lại gây khó chịu hoặc l.àm t.ình trạng bệnh trầm trọng hơn. Chính vì vậy không phải đối tượng nào sử dụng gạo lứt sẽ làm tối ưu hóa ưu điểm của gạo lứt.
Nếu như chúng ta xem gạo lứt là nhóm thực phẩm đại diện cho nhóm bột thì bữa ăn sẽ còn thiếu chất đạm từ thịt cá, các loại đậu, rau củ, trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa. Nếu dùng gạo lứt để thay thế các loại thực phẩm thì đây là quan niệm rất sai lầm. Nên khi sử dụng gạo lứt thì vẫn dùng kèm với thức ăn như trên, như vậy bữa ăn mới hoàn chỉnh.
Đối với những người sử dụng gạo lứt thì nên lưu ý khi đã sử dụng lâu dài và thường xuyên thì phải kết hợp gạo lứt và gạo trắng.
Theo phunuvietnam