Từ phổi, vi khuẩn có thể qua m.áu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể ( hạch bạch huyết, xương, gan, thận,…) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể. Tuy nhiên nhiều người còn băn khoăn với câu hỏi bệnh lao phổi có lây không?
1. Bệnh lao phổi có lây không?
Nguồn bệnh gây ra bệnh chủ yếu là do lây nhiễm từ người bị bệnh qua các hoạt động hô hấp như hắt hơi, ho, khạc… Đây là con đường dễ nhất và phổ biến nhất khiến bệnh lao phổi lây nhiễm từ người này sang người khác.
Khi cơ thể có cơ địa kém, chỉ cần hít hoặc tiếp xúc với vi khuẩn lao là đã nguy cơ cao mắc bệnh. Lượng vi khuẩn lao từ một người bệnh phát ra không khí có thể truyền sang cho 10-15 người khác.
Các bác sĩ cho biết một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lao phổi dễ dàng lây nhiễm hơn như suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mạn tính, nghiện t.huốc l.á, nghiện rượu, sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định, mắc bệnh HIV… Những người này khi tiếp xúc với người bệnh hoặc gặp các yếu tố vi khuẩn lây bệnh sẽ dễ dàng mắc lao phổi.
Bệnh lao phổi có lây nhiễm từ người này sang người khác
2. Bệnh lao phổi lây qua đường nào?
Vi khuẩn lao phổi sẽ lây truyền qua những con đường cơ bản sau:
Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp
Đường hô hấp là con đường nhanh nhất, gần nhất để lây bệnh lao phổi từ người bệnh sang người khác. Thông qua trò chuyện, tiếp xúc với người bệnh ho, khạc, hắt hơi, xì mũi… bệnh lao phổi có thể dễ dàng lây nhiễm. Các vi khuẩn lao phổi phát tán ra ngoài môi trường, xâm nhập vào cơ thể và rất nhanh phát triển, hình thành bệnh ở người khác.
Bệnh lao phổi lây qua đường cọ xát
Người bình thường hoàn toàn có thể bị lây lao phổi thông qua những vết trầy, xước, các vết thương khi cọ xát với người bị bệnh. Bởi vậy cần tránh tiếp xúc với người bệnh khi người bệnh bị các vết thương do cọ xát.
Bệnh lao phổi lây qua đường sinh hoạt
Sinh hoạt chung với người bệnh lao phổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Dùng khăn chung, dùng chung bát đũa… là con đường lây nhiễm bệnh lao phổi từ người bệnh sang người bình thường. Khi sống chung với người bệnh lao phổi, người bệnh cần đi khám sớm để phát hiện cũng như điều trị sớm nếu bị lây.
Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp
Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con
Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên không phải 100% trường hợp trẻ đều bị lây lao phổi từ mẹ. Khi mẹ mắc bệnh cần được theo dõi và thực hiện các chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm lao phổi từ mẹ sang con.
Bệnh lao phổi lây qua đường t.ình d.ục
Trong quan hệ t.ình d.ục khi hai người thực hiện hôn sâu, trao đổi tuyến nước bọt thì rất dễ lây nhiễm lao phổi cho người còn lại.
3. Biện pháp phòng ngừa lây lao phổi
Tăng cường sức khỏe, làm sạch và thông thoáng tốt môi trường sống
Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp.
Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh.
Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.
Bệnh lao phổi hoàn toàn có thể lây lan qua những con đường hết sức đơn giản, mỗi người cần biết cách phòng ngừa, cũng như điều trị đúng cách.
Theo congthuong.vn
Ám ảnh ung thư gan
Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với trên 782.000 người được chẩn đoán mỗi năm.
Tuy nhiên, theo BS Phạm Tuấn Anh- Phó Trưởng khoa Điều trị yêu cầu (Bệnh viện K), nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ.
Một ca phẫu thuật gan tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Ảnh: Quang Định.
Ung thư gan ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện. Hầu hết những triệu chứng sớm của bệnh ung thư đều bị bỏ qua vì tưởng chừng chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể. Theo BS Phạm Tuấn Anh, ở giai đoạn sớm của ung thư gan có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển như chán ăn, đau, nặng tức vùng hạ sườn phải, trướng bụng, vàng da, củng mạc mắt…
Ung thư gan giai đoạn 1 là giai đoạn sớm của bệnh, khối u vẫn khu trú trong gan, chưa lây lan tới các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trên cơ thể. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này, việc điều trị không quá phức tạp. Nếu được điều trị tích cực ở giai đoạn này, kết hợp với sự chăm sóc thể chất, tinh thần tốt thì cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân là khoảng 31%.
Hiện có khoảng 30% bệnh nhân ung thư gan có thể phát hiện bệnh ở ung thư gan giai đoạn 2. Lúc này, khối u đã xâm lấn vào các mạch m.áu, lan tới nhiều mô trong gan, kích thước khối u khoảng 5cm nhưng vẫn chưa lây lan tới các hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận. Phương pháp điều trị được ưu tiên sử dụng là phẫu thuật kết hợp với xạ trị và hóa trị. Bệnh nhân được điều trị tích cực cùng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học có tỷ lệ sống thêm sau 5 năm là khoảng 19%.
Ung thư gan giai đoạn 3 gồm 3 giai đoạn nhỏ là: 3A (có thể trên 1 khối u, khối u có kích thước tối thiểu 5cm, chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết và cơ quan xung quanh), 3B (có tế bào ung thư xâm lấn tới tĩnh mạch gan nhưng chưa lây lan tới các hạch bạch huyết và bộ phận lân cận) và 3C (tế bào ung thư lây lan sang các cơ quan lân cận như túi mật nhưng chưa xâm lấn các cơ quan ở xa). Phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến trong giai đoạn này là xạ trị, hóa trị, phẫu thuật hoặc nút mạch. Cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn 3 ở khoảng 11%.
Ung thư gan giai đoạn 4 là giai đoạn tế bào ác tính ở gan đã xâm lấn tới các hạch bạch huyết và một số cơ quan trên cơ thể như phổi, xương, đại tràng, não… Việc điều trị ung thư ở giai đoạn này rất khó khăn vì kích thước khối u lớn và sức khỏe của bệnh nhân đang dần suy kiệt. Phương pháp điều trị cho người bệnh ung thư gan giai đoạn 4 chủ yếu là hóa trị hoặc kết hợp hóa trị với xạ trị để giảm tác dụng phụ và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân.
Cũng theo BS Tuấn Anh, ung thư gan hiện là nỗi ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác. “Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C. Ngoài ra, cần tiêm vắcxin phòng viêm gan B, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan để giảm nguy cơ mắc bệnh”- BS Phạm Tuấn Anh khuyến cáo.
Đức Trân
Theo daidoanket