Louise Evans, 34 t.uổi, ở Leeds (Anh), cho biết con trai Alfred của chị (hiện 3 t.uổi) đã bị tổn thương da nặng nề vì chàm từ lúc mới sinh. Bệnh chàm của cậu bé nặng tới mức bà và chồng Craig, 37 t.uổi, buộc phải bế con lên giường ngủ trong tình trạng băng bó toàn thân.
Louise và Craig đã vô cùng căng thẳng về việc có nên sử dụng các loại kem đặc trị mạnh cho con trai mình. Cậu bé luôn khó chịu và thậm chí tỏ ra đau đớn vì những nốt ban đỏ rực quanh miệng, chân, ngực và lưng.
Bà mẹ một con đã tìm ra giải pháp thay đổi cuộc sống của cậu bé khi được một cặp phụ huynh khác khuyên dùng Epaderm, một loại thuốc làm mềm giá chỉ 6,99 bảng (hơn 202 nghìn đồng) để điều trị bệnh chàm ở trẻ. Hộp thuốc này đã thay đổi hoàn toàn làn da của cậu bé.
Bé Alfred lúc mới sinh
“Khi thằng bé vài tháng t.uổi chúng tôi nhận ra điều gì đó không ổn. Cả hai chúng tôi đều không bị bệnh chàm và không có t.iền sử mắc bệnh trong gia đình nên điều đó khiến vợ chồng tôi rất sốc”- Louise nói- “Lúc đó, tôi cho con bú và mọi người nói rằng con của bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc vì hấp thụ được chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ. Nhưng cậu bé của tôi không hạnh phúc chút nào. Alfred chào đời vào một mùa hè thực sự nóng. Thằng bé luôn nóng ran và tỏ vẻ khó chịu vì những vết mẩn đỏ ở khắp người, đặc biệt là ở những phần gấp của da.”
Vào thời điểm Alfred 1 t.uổi, bố mẹ cậu bé đã thử vô số loại kem được các bác sĩ GP khuyên dùng, nhưng tình trạng da của cậu bé không được cải thiện
“Alfred khóc thường xuyên vào các buổi tối, ngủ không yên. Chúng tôi thường phải quấn chặt thằng bé với đồ ngủ để giữ kem trên da và thường phải bôi thêm kem dưỡng ẩm để tăng thêm hiệu quả. Chúng tôi cũng không dám bôi kem chống nắng vì có quá nhiều hóa chất cho da, bởi vậy vào mùa hè, chúng tôi tránh ra ngoài nắng hoặc để thằng bé trong bóng râm”.
Hai vợ chồng đã thử vô số loại kem được các bác sĩ GP khuyên dùng nhưng tình trạng da của cậu bé vẫn không được cải thiện. Hết lựa chọn, Louise đành chuyển sang dùng một loại kem steroid, protopic (kem với thành phần hữu cơ) không được khuyến khích cho t.rẻ e.m dưới hai t.uổi và không nên sử dụng trên mặt.
Điều kỳ diệu đã xảy ra khi Louise dùng Epaderm
“Cho tới khi có một phụ huynh học sinh của tôi đã khuyên dùng Epaderm – bà ấy nói rằng đó là loại kem tốt nhất mà bà ấy đã sử dụng và bà ấy đang bán cho tất cả mọi người” – Louise nhớ lại.
Điều kỳ diệu đã xảy ra khi Louise dùng Epaderm. Bệnh chàm của cậu bé được cải thiện một cách đáng ngạc nhiên. Louise chia sẻ: “Alfred bây giờ thật tuyệt. Chúng tôi vẫn phải cẩn thận với những việc như bơi lội và thằng bé có thể không bao giờ được ngâm trong bồn tắm với bọt xà phòng. Tuy nhiên, những lần phát bệnh của thằng bé không nhiều như trước nữa. Giấc ngủ của thằng bé cũng không còn bị ảnh hưởng bởi làn da khô, ngứa. Đã lâu rồi kể từ khi Alfred phát bệnh dẫn tới viêm hoặc n.hiễm t.rùng – Epaderm thực sự là một điều kỳ diệu.”
Bệnh chàm của cậu bé được cải thiện một cách đáng ngạc nhiên sau khi dùng Epaderm
Epaderm được nghiên cứu và phát triển bởi các bác sĩ da liễu trong việc điều trị tình trạng da khô và phù hợp với mọi lứa t.uổi. Được biết loại kem này có trên Boots và Superdrug với giá bán lẻ 6,99 cho hộp 150g.
Phương Liên
Theo Daily Mail/phunuvietnam
Chăm sóc da bé bị chàm
Con gái tôi 2 t.uổi. Da cháu rất khô và có những mảng sẩn đỏ ở cổ, khuỷu tay. Cháu kêu ngứa và gãi thường xuyên. Tôi phải chăm sóc da cho bé thế nào?
Nguyễn Thị Hằng (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Một số t.rẻ e.m có làn da quá khô và có xu hướng dẫn tới bị chàm dị ứng. Vấn đề rắc rối này là một bệnh viêm da dị ứng mạn tính càng ngày càng phổ biến ở t.rẻ e.m.
Các dấu hiện nhận biết khi da bé bị chàm: Khi chạm vào da bé thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. Da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, bé của bạn sẽ tự gãi thường xuyên. Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.
Để chăm sóc da bé, hạn chế các ảnh hưởng do bệnh chàm, cần chăm sóc da bằng các sản phẩm đặc biệt cho phép cải thiện da bé hàng ngày, hạn chế những nguy cơ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc. Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh cào xước da khi bé gãi. Tránh tắm cho bé trong bồn tắm hay vòi hoa sen quá lâu (5 – 10 phút) trong nước ấm không được quá nóng (36oC) sử dụng các sản phẩm rửa tẩy không chứa xà phòng và không hương liệu, tránh dùng găng khi tắm cho bé. Làm khô da bé bằng khăn cotton 100% một cách nhẹ nhàng, thấm khăn nhẹ trên da mà không lau quá mạnh. Làm ẩm da bé sau khi tắm bằng một loại kem dưỡng ẩm da thích hợp. Hãy sử dụng quấn áo trong bằng chất liệu cotton 100%, tránh dùng len và các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Sử dụng chất giặt tẩy thích hợp và tránh sử dụng chất làm mềm vải.
BS. Thu Trà
Theo suckhoedoisong