Hải sản rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên những người sau đây tuyệt đối không nên ăn hải sản để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe:
Những người dễ bị dị ứng da không nên ăn hải sản
Những người dễ bị dị ứng không nên ăn nhiều hải sản (Ảnh minh họa)
Hải sản là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng đây cũng là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng nhất. Chính vì vậy, những người dễ bị dị ứng da không nên ăn nhiều hải sản. Nêu sau ăn vài phut tơi vai giờ thây nổi mề đay, ngưa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… thi nên đi bênh viên gâp, keo nguy hai cho tinh mang.
Những người bị viêm họng, ho không nên ăn hải sản
Những người đang bị ho hay bị bệnh hen cũng không nên ăn nhiều hải sản. Bởi hải sản có khả năng gây kích ứng cao, do đó nếu bạn từng bị viêm họng sử dụng những loại thực phẩm này một cách không cẩn thận sẽ khiến bệnh viêm họng trở nặng thêm, các loại hải sản sẽ gây kích ứng làm khô họng và tạo nên triệu chứng ho khan thành từng cơn, khiến cho bệnh thêm lâu khỏi.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn hải sản quá thường xuyên
Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú nếu thường xuyên ăn đồ hải sản thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc của trẻ nhỏ, đặc biệt có những triệu chứng phải đến khi trẻ từ 7-14 t.uổi mới xuất hiện.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên ăn nhiều hải sản để tránh gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé (Ảnh minh họa)
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dương, phụ nữ mang thai và cho con bú nên han chê ăn hải sản, tốt nhất môi tuân chi nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Người bị gout hay viêm khớp không nên ăn hải sản
Gải sản là một trong những món ăn kiêng kỵ đối với những người bị gout hay viêm khớp. Trong hải sản như tôm , cua , hàu… có nhiều khoáng chất như canxi , kẽm, sắt, đồng , kali. Với những người bị viêm khớp hoặc bị gout, lượng kẽm trong đồ hải sản có thể phá hủy sụn khớp gây đau , sưng , cứng khớp. Ăn càng nhiều sẽ khiến các triệu chứng này nặng hơn dẫn đến tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.
Những người có vết thương hở
Có một số loại hải sản dễ gây ngứa ngáy , khó chịu, mẩn ngứa quanh vùng bị sẹo. Đồng thời làm vết thương lâu lành. Do vậy những người đang có vết thương hở cũng cần phải kiêng ăn hải sản. Đồng thời bổ sung thêm những món giàu vitamin như rau củ quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp vùng tổn thương mau lành.
Người bị rối loạn tiêu hóa càng không nên ăn nhiều hải sản
Ăn nhiều hải sản có thể gây đầy bụng, khó tiêu (Ảnh minh họa)
Hải sản chứa rất nhiều đạm do đó có thể gây khó tiêu, đầy bụng. Vì thế mà không nên dùng hải sản cho những người tỳ vị hư yếu (dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát). Ngoài ra, những người đang bị cảm mạo phong hàn cũng không nên ăn nhiều hải sản bởi chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Người bị béo phì không nên ăn hải sản
Những người bị bệnh béo phì nên tuyệt đối không ăn các thực phẩm giàu đạm như: hải sản, thịt chó,… Hơn nữa, người béo phì mà ăn nhiều hải sản tươi sống nguy cơ mắc bệnh gout rất cao. Vì vậy những người bị béo phì nên hạn chế tối đa lượng hải sản sử dụng.
Theo giadinhvietnam
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc không kê đơn
Thuốc không kê đơn gồm các loại thuốc được sử dụng để làm giảm bớt các triệu chứng thông thường như: nhức đầu, sổ mũi, ho, mệt mỏi… có thể mua dễ dàng ở các nhà thuốc. Các thuốc này tuy tương đối an toàn nhưng khi sử dụng cũng cần hết sức thận trọng.
Thuốc không kê đơn cũng đòi hỏi phải sử dụng đúng mới đạt hiệu quả và an toàn
Chọn nhà thuốc uy tín
Mua thuốc ở nhà thuốc đạt chuẩn giúp chúng ta yên tâm hơn về xuất xứ và chất lượng của sản phẩm. Tại đây, bạn được mua thuốc có nguồn gốc rõ ràng, được sử dụng thuốc có chất lượng cao trong điều kiện bảo quản theo quy định.
Kiểm tra kỹ trước khi mua thuốc
Dù đã được kê đơn hay tin tưởng nhà thuốc, chúng ta cũng không nên bỏ qua kiểm tra thông tin thuốc trước khi sử dụng. Thông tin gồm tên loại thuốc, thông tin đơn vị sản xuất, đặc biệt là hạn sử dụng.
Không bỏ qua những dấu hiệu bất thường
Ngay khi nghi ngờ những tác dụng bất thường của sản phẩm, cần ngưng sử dụng ngay và thông báo đến bác sỹ đang phụ trách. Thời gian phát hiện và ngưng sử dụng càng sớm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh càng được giảm thiểu.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Nắm rõ chỉ định của thuốc (dùng trong trường hợp nào), chống chỉ định (không dùng trong trường hợp nào), các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra (nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt…), liều dùng (liều lượng và thời gian uống thuốc).
Thận trọng tương tác thuốc
Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc không kê đơn với người mắc bệnh cao huyết áp, phì đại tuyến t.iền liệt, đái tháo đường, hen suyễn… vì có thể gây ra tác hại nguy hiểm. Một số thuốc không kê đơn có thể gây tương tác với các thuốc kê đơn khi sử dụng đồng thời như: nhóm thuốc chống sung huyết (phenylephedrin, pseudoephedrin…) làm giảm tác dụng của thuốc cao huyết áp, thuốc aspirin làm gia tăng nguy cơ xuất huyết ở người đang sử dụng thuốc chống đông heparin…
Không sử dụng chung đồng thời các vitamin và khoáng chất với các thuốc khác, vì nguy cơ tương tác thuốc có thể xảy ra: levodopa hay phenytoin sẽ bị giảm tác dụng khi dùng chung với vitamin B6; vitamin E sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất huyết khi kết hợp với warfarin (thuốc chống đông m.áu) hoặc aspirin (thuốc chống tập kết tiểu cầu)… Cần lưu ý khi sử dụng thuốc paracetamol riêng lẻ hoặc phối hợp paracetamol với các thuốc khác mà trong thành phần có chứa paracetamol, thì tổng hàm lượng pracetamol không được> 1g ở một lần uống và> 4g một ngày, vì gây nguy cơ tổn thương gan.
Theo anninhthudo