Nhập viện vì bệnh ung thư ác tính sau khi nặn mụn trên trán

Sau khi vô tình nặn mụn ở giữa trán, người đàn ông Trung Quốc phải nhập viện và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tế bào ung thư ác tính.

Theo Sohu, một người đàn ông 51 t.uổi, họ Tạ, ngụ thành phố Dương Giang, Quảng Đông, Trung Quốc, vừa phải trải qua các phẫu thuật loại bỏ khối u ác trên trán tại Bệnh viện Số 2, Đại học Y khoa Trung Sơn.

Hai tháng trước khi bệnh nhân nhập viện, vị trí khối u là chiếc mụn khá to. Bệnh nhân tưởng đó là mụn trứng cá nên đã vô tình nặn đi. Vài ngày sau, vị trí này bắt đầu sưng tấy và có dấu hiệu hoại tử.

nhap vien vi benh ung thu ac tinh sau khi nan mun tren tran fd933f

Ca mổ của ông Tạ loại bỏ khối u ác biểu mô. Ảnh: Setn.com.

Tuy nhiên, chỉ đến khi vị trí mụn sưng to bằng quả trứng cút và bề mặt biến thành màu đen, ông Tạ mới hốt hoảng đi khám. Tại Bệnh viện Số 2, Đại học Y khoa Trung Sơn, kết quả sinh thiết cho thấy ông Tạ bị ung thư tế bào biểu mô ác tính – loại ung thư da phổ biến nhất hiện nay.

Ung thư tế bào biểu mô là loại ung thư thường phát sinh trên tổ chức da mặt. Biện pháp điều trị tích cực nhất là phẫu thuật cắt bỏ tổ chức bị bệnh.

Tuy nhiên, ở trường hợp ông Tạ, vị trí ung thư ở giữa trán và hai lông mày nên việc phẫu thuật rất phức tạp. Nếu không cẩn thận có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng mắt, gây ra rối loạn nhắm mở mắt về sau.

Ngoài ra, vì khối u khá lớn nên sau khi phẫu thuật loại bỏ, vết mổ sẽ để lại một khoảng tổ chức rỗng không thể khâu lại theo phương pháp truyền thống.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định lấy một khối da của mặt trong cánh tay ghép lên trán cho bệnh nhân.

Sau 5 giờ phẫu thuật, khối u được loại bỏ và mảnh ghép da được tiến hành khâu hoàn thiện. Sau 6 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã được xuất viện.

Các bác sĩ khuyến cáo nếu trên da mặt hoặc các tổ chức da khác có xuất hiện u cục dị thường, không nên tự tay nặn hoặc dùng vật sắc nhọn tác động vào mụn. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế có trình độ để điều trị, tránh những biến chứng khôn lường.

Theo Zing

Phát hiện ung thư từ đốm đen ở chân

Xuất hiện đốm đen ở gan bàn chân trong một thời gian khá dài nhưng ông Hưng không để tâm, không đi khám vì thấy chẳng ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Đến lúc đốm đen lan ra xung quanh, ông Sơn đi khám thì đã phát hiện ung thư hắc tố.

phat hien ung thu tu dom den o chan 8b795c

Từ một đốm nhỏ ở gan bàn chân đến khi phát hiện ung thư đã lan rộng khắp xung quanh.

Theo bác sỹ Nguyễn Hữu Quang, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, mới đây bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân 54 t.uổi vào viện vì một tổn thương dạng đốm màu đen ở mặt gan bàn chân trái. Qua thăm khám, các bác sỹ thấy tổn thương của bệnh nhân ranh giới không rõ, sắc tố không đều chỗ đậm chỗ nhạt, méo mó; đồng thời có to lên nhanh về kích thước. Đây là một tổn thương tăng sắc tố bất thường và tại vị trí có nguy cơ là bệnh lý ác tính cao của da đó là ung thư tế bào hắc tố.

Bệnh nhân được đưa vào khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng để hội chẩn với các bác sỹ trong khoa cùng lãnh đạo bệnh viện. Sau hội chẩn, các bác sỹ đưa ra quyết định cuối cùng là cần cắt bỏ toàn bộ tổn thương, gửi xét nghiệm tế bào (giải phẫu bệnh). Đồng thời, sử dụng những xét nghiệm công nghệ cao là hóa mô miễn dịch dùng những chất đặc hiệu để phát hiện ra các tế bào ung thư. Sau vài ngày chờ đợi, kết quả trả về bệnh nhân bị ung thư tế bào hắc tố.

Điều may mắn là bệnh nhân mắc ung thư tế bào hắc tố thể tại chỗ, nghĩa là các tế bào ung thư chỉ có ở lớp trên cùng của da (lớp thượng bì) mà chưa xâm lấn xuống trung bì hay các tổ chức mô xung quanh và chưa phát hiện xâm lấn hay di căn. Vì vậy bệnh nhân được tiến hành cắt rộng tổn thương để đảm bảo loại bỏ được hết tế bào ung thư và tạo hình tổn khuyết sau cắt bỏ ung thư. Sau phẫu thuật, vết mổ tiến triển tốt.

BS Nguyễn Hữu Quang cho biết, ung thư hắc tố là dạng ung thư ác tính nhất của da. Với các trường hợp khối u chỉ ở tại chỗ như của bệnh nhân này thì sau khi mổ lấy được hết tế bào ung thư thì tiên lượng của bệnh nhân sẽ rất tốt. Có tới trên 95% bệnh nhân bệnh nhân ở giai đoạn này nếu được điều trị có thể sống được trên 5 năm hay thậm chí có t.uổi thọ như người bình thường. Còn nếu để muộn khi đã có xâm lấn di căn rồi thì tỷ lệ sống được 5 năm chỉ là thấp. Do đó việc quan trọng nhất là phải chẩn đoán được bệnh khi còn ở giai đoạn sớm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh là trên da có một tổn thương dạng đốm màu đen-đặc biệt là lòng bàn tay chân và lại có các tính chất như méo mó, bờ viền không rõ; không đều màu sắc chỗ đậm chỗ nhạt; nổi gờ. Nhất là khi có tiến triển tăng lên về kích thước theo thời gian cần phải tới ngay các cơ sở y tế chuyên về da liễu để được khám và chẩn đoán kịp thời.

Hà Dũng

Theo ngaynay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *