Gần đây, Khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai liên tiếp nhận nhiều ca bệnh viêm phổi.
Ghi nhận tại khoa cho thấy, hành lang bệnh viện phải kê thêm giường, nhiều gia đình mắc võng cho trẻ nằm. Đáng chú ý, nhiều trẻ nhỏ, chỉ vài tháng t.uổi đã phải nằm viện điều trị viêm phổi.
Số trẻ nhập viện do viêm phổi tăng cao, nhiều trẻ phải nằm hành lang Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai. Ảnh:K.Ngọc
* Không đủ giường bệnh, trẻ phải nằm hành lang
Vợ chồng chị Lê Thị Hạnh (ngụ xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu) có 2 con phải nhập viện Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai để điều trị bệnh viêm phổi cho biết: “Cả hai vợ chồng phải nghỉ làm để vào viện chăm con. Đông bệnh nhân, phải nằm hành lang khá mệt nhưng không còn cách nào khác”.
Dù được sắp xếp nằm giường trong phòng bệnh nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Mai Nhi (ngụ xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom) vẫn mắc võng ngoài hành lang cho con nằm. Theo chị Nhi, phòng bệnh kê kín giường, đông bệnh nhân, rất chật chội nên con gái chị (mới 2 tháng t.uổi) luôn khóc. “Sợ làm phiền những bệnh nhân khác, tôi đành đưa con ra ngoài hành lang nằm cho thoáng và bé cũng bớt khóc” – chị Nhi kể.
Cùng tình trạng như gia đình chị Nhi, gia đình chị Phan Thị Kim Hà (ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc) cho hay, con chị mới hơn 1 tháng t.uổi nhập viện từ ngày 22-9 vì bé ho, ói dồn dập. Các bác sĩ phải cho bé thở oxy và chẩn đoán bé bị viêm phổi. Sau 1 ngày, bé đã ổn định, không phải thở CPAP (là một dạng máy thở, không phải đặt ống thở). Chị Hà băn khoăn: “Hằng ngày con tôi chỉ ra ngoài tắm nắng, ở trong phòng cũng sạch sẽ, ít tiếp xúc với người lạ mà vẫn bị bệnh. Lúc nhập viện, bé bị nặng nên tôi lo lắng lắm, không biết phải làm sao để phòng bệnh cho con tốt nhất”.
Theo các bác sĩ, phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, bổ sung nước, sinh tố… để tăng sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu: tím tái, li bì, bỏ bú hoặc bú kém, ói, co giật, thở nhanh hoặc gắng sức, thở co lõm ngực, sốt cao liên tục, nhà quá xa… cần phải nhập viện điều trị. Đặc biệt, các bé dưới 2 tháng t.uổi bị viêm phổi thường rơi vào tình trạng nặng, cần phải nhập viện ngay khi bị bệnh để bác sĩ theo dõi sát.
* Bệnh lây lan nhanh
Bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho hay, từ đầu tháng 8 đến nay, trẻ mắc các bệnh về hô hấp (viêm phổi, tiểu phế quản) nhập viện tăng cao. Trung bình mỗi ngày, khoa nhập điều trị 20-30 bệnh nhân mới. Theo chỉ tiêu, khoa chỉ có 62 giường bệnh nhưng hiện nay, khoa đã phải kê lên đến 92 giường bệnh mà vẫn không đủ. “Lượng bệnh tăng cao khiến chúng tôi phải kê thêm giường ngoài hành lang. Có thời điểm, bệnh nhân vẫn phải nằm ghép” – bác sĩ Thủy chia sẻ.
Một trẻ thở CPAP do viêm phổi tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai.
Tình trạng bệnh đông cũng xảy ra ở Khoa Nhi Bệnh viện đại học y dược Shing Mark (TP.Biên Hòa). Bác sĩ Lê Hoàng Phong, Trưởng khoa cho hay, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khá nặng, phải thở CPAP. Đây là căn bệnh theo mùa, phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết. Đặc biệt, trong những môi trường như nhà trẻ; dân cư đông đúc, ẩm thấp sẽ có tỷ lệ trẻ mắc bệnh cao. Bên cạnh đó, vì điều kiện công việc, nhiều gia đình vẫn cho con đi học khi bé bị bệnh nên sẽ lây cho nhiều bé khác.
Theo bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, bệnh hô hấp lây lan nhanh qua giọt b.ắn. Khi nói, hắt hơi hoặc ho sẽ văng ra những giọt b.ắn. Chúng có khả năng văng vào mắt hoặc mũi của những người không được bảo vệ an toàn trên bề mặt tiếp xúc. Mầm bệnh từ các giọt b.ắn của người bị nhiễm bệnh có thể lây truyền bệnh cho người khác khi tiếp xúc. Càng ở nơi đông người, tỷ lệ lây bệnh càng cao, nhất là ở trường học, bệnh viện… Những bệnh nhi quá nhỏ, nhà xa, hoặc đã điều trị dài ngày nhưng không bớt phải nhập viện điều trị có khả năng lây nhiễm chéo cao. “Chúng tôi hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo tối đa bằng cách xếp phòng bệnh theo từng bệnh riêng. Ngoài ra, chúng tôi cũng khuyến cáo người nhà cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ, tránh tụ tập đông người” – bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Với các trẻ lớn, tình trạng bệnh nhẹ nên chăm sóc tại nhà, tránh lây nhiễm chéo. Khi chăm sóc trẻ tại nhà cần giữ ấm cho trẻ; rửa mũi bằng nước muối sinh lý và hút mũi nhẹ nhàng (vệ sinh kỹ đồ hút mũi cho trẻ); tránh tiếp xúc với khói, bụi. Chỉ đưa trẻ nhập viện khi có dấu hiệu nặng như: cánh mũi phập phồng khi thở, hõm sườn lõm vào, sốt cao…
Khánh Ngọc
Theo baodongnai
Ô nhiễm không khí kéo dài, nhiều trẻ nhập viện do mắc bệnh hô hấp
Ô nhiễm không khí ở TP.HCM trùng với đỉnh mùa bệnh hàng năm khiến số lượng trẻ đến khám và nhập viện tăng mạnh. Một số bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải.
Do ảnh hưởng không khí ô nhiễm cùng thời tiết giao mùa, gần đây, số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị các bệnh hô hấp có dấu hiệu tăng cao. Thống kê từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho thấy tình hình bệnh lý đường hô hấp đang gia tăng. Tháng 8 và tháng 9 vừa qua, đơn vị này tiếp nhận gần 180.000 lượt bệnh nhân đến khám bệnh hô hấp, hen suyễn.
Trưa 4/10, khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) có rất đông bệnh nhân điều trị nội trú và khám bệnh. Nhiều trẻ phải nằm ghép trên cùng một giường. Rất nhiều bệnh nhi không còn chỗ, phụ huynh phải thuê võng cho con ở phía ngoài. Người lớn nằm la liệt ngay dưới võng.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung (50 t.uổi, quê An Giang) tranh thủ nhắm mắt khi cháu ngoại ngủ. Thỉnh thoảng, bà lại xoa lưng cháu ngoại. “Cháu bị viêm phổi gần 2 tháng nay, chưa khỏi hẳn đã xin về, giờ bệnh trở nặng. Ở đây đông quá, muốn về nhà mà bệnh cháu chưa đỡ. Ăn ngủ tạm bợ đôi lúc bất tiện, đau lưng nhưng đành chịu vì bệnh nhân đông, bác sĩ cũng vất vả nhiều”, bà Dung chia sẻ.
Theo bà Dung, người thân đưa con nhập viện, nếu hết giường hoặc muốn tìm chỗ nghỉ, thường thuê võng nằm. Giá thuê một chiếc võng khoảng 20.000 đồng/ngày, người thuê phải đặt cọc 400.000 đồng và được hoàn trả lại t.iền sau khi trả võng.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết những ngày qua, khoa quá tải vì số bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị nội trú tăng mạnh.
Trong tháng 9, đơn vị này tiếp nhận khoảng 9.000 bệnh nhân đến nhập viện điều trị. Mỗi ngày, khoảng 280-300 lượt bệnh nhi nhập viện, đa số mắc các bệnh viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen diễn tiến bệnh nhanh và nặng.
Gương mặt phờ phạc sau nhiều đêm ngủ chập chờn, chị Mai Thị Ngọc Quý (32 t.uổi, ngụ quận 2) cho biết con gái 13 tháng t.uổi vừa được chuyển vào phòng cấp cứu, thở oxy hơn 3 ngày nay. Trước đó, bé có dấu hiệu ho, sổ mũi gần hai tuần nhưng uống thuốc tại nhà không khỏi. Lo lắng con có vấn đề hô hấp, chị đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 thì biết bé bị viêm phổi diễn tiến nặng, phải thở oxy và theo dõi sát.
Ồn ào nhất có lẽ là khu vực phụ huynh ngồi xông khí dung cho trẻ ở ngay trước phòng tiếp nhận bệnh. Cột ống khí dung đặt ở giữa, cha mẹ ôm các bé ngồi xung quanh. Nhiều trẻ không chịu đặt ống xông nên giãy đạp, quấy khóc. Có trường hợp phải huy động cả cha lẫn mẹ, người bế, người dỗ, bé mới chịu ngồi yên.
“Thời gian trước, gia đình hay chở bé ra ngoài chơi. Mấy ngày nay đọc báo thấy chất lượng không khí ô nhiễm mới tá hỏa, biết vậy đã chăm con kỹ, để trong nhà, che rèm kín chắn khói bụi”, bà Nguyễn Thị Thành (62 t.uổi, ngụ quận 2) nói.
Bác sĩ Phong cho biết định kỳ tháng 9, 10, 11 hàng năm là thời gian đỉnh điểm của mùa bệnh hô hấp. Tuy nhiên, năm nay, số bệnh nhân đến khám bệnh và nhập viện điều trị nội trú có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018.
Theo bác sĩ Phong, tình hình ô nhiễm môi trường ở nước ta diễn biến bất thường với các chỉ số ô nhiễm không khí ở thành phố lớn đang ở mức báo động cũng là yếu tố nguy cơ, góp phần làm cho trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp. T.rẻ e.m có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường.
Bác sĩ Phong cho rằng để phòng bệnh hô hấp, cha mẹ cần vệ sinh phòng ngủ, nơi vui chơi sạch sẽ. Tập cho trẻ thói quen uống nước để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể; rửa tay cho con thường xuyên, vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Ngoài ra, cha mẹ nên che chắn, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường. Tốt nhất là hạn chế đưa con ra ngoài trong những khung giờ cao điểm ô nhiễm không khí và bỏ các hoạt động ngoài trời không cần thiết; cho trẻ ăn uống nhiều thực phẩm tăng cường sức đề kháng như hoa quả, rau xanh.
Nếu trẻ có các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi, khò khè, sốt cao, không ăn uống, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều trị, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng.
Theo Zing