B.é t.rai hôn mê sau cơn đau đầu

QUẢNG NINH – Trước lúc đi học, bé 8 t.uổi bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đến lớp thì bắt đầu co giật rồi hôn mê.

Bbé được đưa tới Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều cấp cứu ngày 3/10. Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, hỗ trợ hô hấp và chuyển bé đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Trưởng Khoa Nhi, cho biết trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, co giật toàn thân. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc hội chứng não cấp, lập tức chuyển điều trị tích cực, thở máy, sử dụng an thần giãn cơ, điều trị các rối loạn…

Hiện, bé đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không còn tình trạng đau đầu, buồn nôn, ăn uống bình thường trở lại.

be trai hon me sau con dau dau 1377c3

Bệnh nhi hiện ổn định sau điều trị tích cực. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Điệp cho biết viêm não cấp (hội chứng não cấp) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương, thường do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ với các độ t.uổi khác nhau. Bệnh thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng và có thể dẫn đến t.ử v.ong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhận thức kém nếu không được xử trí kịp thời.

Bệnh lây nhiễm qua côn trùng đốt, qua đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp. Tác nhân gây bệnh có thể do virus viêm não Nhật Bản, nhưng hiện ít gặp vì trẻ đã được tiêm phòng khá đầy đủ.

Nhóm nguyên nhân thứ hai khá phổ biến là do virus đường ruột. Bệnh diễn biến bất thường, trường hợp nhẹ, sau một tuần khỏi bệnh mà không để lại di chứng gì. Tuy nhiên có trẻ diễn biến nặng, t.ử v.ong rất nhanh. Nhóm virus này hiện chưa có vắcxin phòng. Ngoài ra, trẻ bị viêm não, màng não có thể là biến chứng của các bệnh truyền nhiễm thường gặp như thủy đậu, quai bị…

Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa t.uổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng đơn giản như sốt (sốt rất cao, dai dẳng), nôn không giải thích được (không phải do thức ăn, chán ăn, không có tiêu chảy kèm theo), có khi hết sốt mà vẫn đau đầu. Có trẻ nôn nhiều hoặc không đáng kể, kèm theo tiêu chảy. Khi trẻ bị đau đầu nhiều thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh viêm não, màng não và đưa con đi khám gấp.

Trường hợp nặng bé co giật, rối loạn thần kinh như lờ đờ, mệt, li bì, nặng hơn nữa thì hôn mê. Những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, sốt cao rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý viêm đường hô hấp, sốt virus khác. Vì vậy việc theo dõi trẻ rất quan trọng. Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dịch não tủy để xác định bệnh.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần cho con tiêm vắcxin viêm não Nhật Bản đầy đủ, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín và rửa tay trước khi ăn. Vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Khi ngủ phải mắc màn, xua diệt muỗi, không để t.rẻ e.m chơi gần chuồng gia súc.

Lê Nga

Theo VNE

Tưởng trẻ chỉ đau đầu thông thường, không ngờ mắc viêm não cấp

Thấy con kêu đau đầu, chóng mặt nhưng phụ huynh nghĩ con lười nên bắt đi học. Trên lớp, bé bị co giật, hôn mê và rơi vào tình trạng nguy kịch.

Ngày 7/10, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Trưởng Khoa Nhi (BV Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh) cho biết, BV vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhi Vương Quang Hiếu (8 t.uổi trú, ở thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) bị hội chứng não cấp.

Trước đó, bệnh nhi được gia đình đưa đến BV cấp cứu trong tình trạng hôn mệ, co giật. Gia đình cho biết, sáng cùng ngày bé có kêu đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Tuy nhiên, bố mẹ nghĩ con lười muốn trốn học nên vẫn cho bé đi học bình thường. Trên lớp, bé xuất hiện co giật, hôn mê, gọi hỏi không biết kèm theo nôn nên được đưa đến Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều. Tại đây, các bác sĩ đã đặt nội khí quản, hỗ trợ hô hấp rồi chuyển đến BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cấp cứu.

tuong tre chi dau dau thong thuong khong ngo mac viem nao cap d59f96

Các bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhi

Theo bác sĩ Điệp, trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật toàn thân rất nguy kịch. Các bác sĩ tiến hành thăm khám và chẩn bé đoán mắc hội chứng não cấp. BV đã sử dụng an thần giãn cơ, hỗ trợ thở máy và điều trị theo phác đồ hội chứng não cấp và kiểm soát, điều trị chỉnh các các rối loạn kèm theo.

Sau 5 ngày điều trị, sức khỏe trẻ đã dần ổn định, tỉnh hơn. Sau 10 ngày trẻ ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không còn tình trạng đau đầu, buồn nôn, trẻ đã ăn uống được. Hiện tại, bệnh nhi vẫn tiếp tục được chăm sóc tại BV.

Theo bác sĩ Điệp, bệnh Viêm não cấp (Hội chứng não cấp) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh TƯ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ với các độ t.uổi khác nhau. Bệnh thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng và có thể dẫn đến t.ử v.ong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề nếu không được xử trí kịp thời.

Qua trường hợp của bệnh nhi, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh khi trẻ có dấu hiệu sốt, rối loạn tiêu hóa, nôn, các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh TƯ như co giật, li bì, tri giác lơ mơ, hôn mê, kém vận động…cần đến ngay cơ sở y tế để được khám phát hiện bệnh và điều trị kịp thời mới có cơ hội cứu sống trẻ.

Để phòng bệnh, cha mẹ cần đưa con đi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ. Phòng tránh nhóm virus đường ruột thì cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến sạch, ăn chín và rửa tay trước khi ăn. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Khi ngủ phải mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi, không để t.rẻ e.m chơi gần chuồng gia súc../

Linh Trần

Theo phunuvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *