Bệnh tật và khả năng sinh lý có liên quan mật thiết với nhau. Khi mắc một số chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng t.ình d.ục, trong đó có bệnh xương khớp.
Bệnh xương khớp ảnh hưởng thế nào đối với sinh lý nam giới
Đau xương khớp là nỗi ám ảnh với cánh mày râu
Chứng đau trong bệnh xương khớp luôn là nỗi ám anh với đàn ông khi “lâm trận”. Các bệnh lý xương khớp thường gây trở ngại trong sinh hoạt vợ chồng, vì sau mỗi lần hoạt động t.ình d.ục sẽ gây đau đớn, ê ẩm, uể oải kéo dài làm ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân, dần dà không còn ham muốn. Tình trạng này thường gặp ở lứa t.uổi trung niên.
Các cơn đau xương khớp làm suy giảm khả năng sinh lý của nam giới
Bình thường, sau khi quan hệ t.ình d.ục, vùng thắt lưng sẽ chịu rất nhiều áp lực nên dễ có hiện tượng đau mỏi. Nếu người đàn ông có bệnh lý đau cột sống, đau thần kinh tọa thì càng dễ đau thắt lưng sau quan hệ. Để mỗi “cuộc yêu” thành công cần huy động tối đa khả năng vận động của cột sống và hệ gân, cơ, dây chằng vùng bụng, thắt lưng.
Khi cột sống không còn khỏe mạnh, tất cả hệ thống trên sẽ bị ảnh hưởng, quý ông không thể huy động tối đa các cơ quan trên nên “cuộc yêu” không được thoải mái, ảnh hưởng đến cảm xúc t.ình d.ục. Bệnh cột sống cũng là yếu tố nguy cơ gây rối l.oạn c.ương d.ương. Đôi khi thuốc Tây chữa viêm khớp cũng là nguyên nhân làm cho người bệnh bị giảm ham muốn t.ình d.ục.
Lời khuyên của thầy thuốc để đẩy lùi bệnh xương khớp
Dùng thuốc
Thuốc điều trị có vai trò quan trọng nhằm kiểm soát tình trạng viêm đau. Các thuốc tân dược điều trị chính gồm: Các thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen, naproxen, piroxicam…); Các thuốc nhóm corticoid như betamethasone, dexamethasone… Có thể phối hợp với các thuốc nhóm giảm đau hạ sốt, giảm đau phối hợp, thuốc giãn cơ giúp tăng tác dụng giảm đau và giảm liều thuốc kháng viêm (vì các thuốc này nhiều tác dụng phụ).
Chú ý chế độ ăn uống
Để đẩy lùi bệnh xương khớp và trả lại những giây phút thăng hoa trong đời sống t.ình d.ục, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống. Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cam, kiwi, dứa (thơm), bông cải xanh, súp lơ, đậu và cải bắp. Bổ sung axít béo omega-3 có trong cá hồi, cá mòi, cá thu… Hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.
Dinh dưỡng lành mạnh là giải pháp hỗ trợ tốt cho bệnh xương khớp
Tập thể dục thường xuyên
Người bệnh viêm xương khớp nên tập thể dục hàng ngày ở mức độ vừa phải và phù hợp để tránh bệnh xương khớp tăng nặng.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh những thói quen xấu như hút t.huốc l.á. Bởi hút t.huốc l.á có thể khiến triệu chứng viêm xương khớp thêm trầm trọng.
Lưu ý trong sinh hoạt vợ chồng
Bệnh nhân viêm xương khớp cần lưu ý những tư thế t.ình d.ục không gây đau khớp nhằm giúp chuyện ấy thoải mái hơn. Do thoái hóa khớp có xu hướng ít đau nhất vào buổi sáng và viêm khớp dạng thấp có xu hướng ít đau nhất vào buổi chiều và tối nên hoạt động t.ình d.ục có thể diễn ra vào những thời điểm phù hợp trên nhằm giảm thiểu đau do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, trong mỗi lần quan hệ gần gũi, bệnh nhân xương khớp tránh dùng lực quá nhiều. Nếu cơn đau khớp sau khi quan hệ kéo dài, bạn hãy đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Thuốc Đông y thế hệ 2 đẩy lùi bệnh xương khớp
Đối với các bệnh lý xương khớp bệnh nhân thường phải điều trị kéo dài. Dùng thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh nhưng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ.
Thuốc giảm đau dùng phổ biến có thành phần paracetamol có thể làm tăng men gan; các thuốc kháng viêm giảm đau không steroid có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh tim mạch khi dùng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc, dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.
Ngoài việc kiểm soát đau bằng các thuốc giảm đau chống viêm tân dược, để giảm các tác dụng phụ, bệnh nhân nên sử dụng các thuốc đông dược nhằm kiểm soát và giảm dần thuốc kháng viêm và corticoid. Thuốc Đông y tuy có tác dụng chậm nhưng lại an toàn, có thể dùng trong điều trị kéo dài.
Tuy tác dụng chậm nhưng thuốc Đông y lại có hiệu quả lâu dài, dù có ngưng sử dụng thì hiệu quả vẫn còn một thời gian chứ không bị mất ngay như thuốc Tây.
Tuy vậy, đa phần các bài thuốc Đông y hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, truyền miệng, chưa có nghiên cứu bài bản nên hiệu quả thường rất khác nhau. Thuốc Đông Y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc xương khớp bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Thuốc được sản xuất theo công nghệ hiện đại tại nhà máy GMP-WHO và thực hiện các nghiên cứu đầy đủ giúp khẳng định hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Không ngờ củ riềng chữa được đủ bệnh, đặc biệt là dạ dày và xương khớp
Là gia vị vô cùng quen thuộc trong ẩm thực Việt nhưng ít ai biết tới công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại củ này, đặc biệt là chống ung thư, chữa bệnh dạ dày, xương khớp…
Ảnh minh họa: Internet
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng có nhiều công dụng bất ngờ.
Phòng ngừa ung thư
Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó, loại thảo dược này hỗ trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác. Sự hiện diện của một flavonoid được gọi là galanin trong củ riềng đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư vì nó điều chỉnh hoạt động của enzyme và phá hủy độc tính gen.
Loại củ gia vị này đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa 7 bệnh ung thư gồm: ung thư dạ dày, bạch cầu, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật).
Tăng cường tuần hoàn m.áu
Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn m.áu. Kết quả là có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Những đặc tính chống ô xy hóa của củ riềng giúp ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm của da.
Củ riềng cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do nó có khả năng tăng cường sự tuần hoàn m.áu.
Với tóc mỏng, nước củ riềng kết hợp với dầu jojoba làm thành một phương thuốc hiệu quả.
Chữa đau xương khớp: Có thể dùng bài thuốc từ củ riềng để xoa bóp vào những chỗ đau do trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp…Ảnh minh họa: Internet
Ngăn ngừa đau bụng hàng tháng
Mỗi khi phụ nữ “đến tháng”, một số người có thể bị đau bụng kinh hoặc tiêu chảy, Dùng một chút riềng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng. Riềng là một lựa chọn tốt như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh tiêu chảy, và nó có thể đạt hiệu quả trong một thời gian dài.
Tăng khả năng miễn dịch
Tiêu thụ riềng thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Chiết xuất từ riềng có thể ngăn ngừa và t.iêu d.iệt vi khuẩn có hại trong cơ thể. Vì vậy hệ thống miễn dịch sẽ mạnh hơn rất nhiều khi bụng đói hoặc nhịn ăn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Công dụng phổ biến và lâu đời nhất của củ riềng là chữa đau bụng. Ngoài ra, nó cũng có thể được dùng để giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.
Đối phó trầm cảm
Trong củ riềng có một loại dưỡng chất thực vật giúp ngăn chặn hoạt động TNF-alpha, qua đó giúp đối phó bệnh trầm cảm.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng:
Chữa tiêu chảy: Do riềng có tính ôn ấm bao tử, kích thích tiêu hóa giúp cho chuyển hóa trong đường tiêu hóa tốt hơn. Những người có triệu chứng tiêu hóa kém, ăn xong có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy có thể dùng củ riềng tán bột uống trước bữa ăn mỗi lần 5g. Nếu chữa tiêu chảy thì cho thêm búp ổi, nụ sim tán bột, uống với nước sau bữa ăn sẽ hiệu quả hơn.
Chữa ho, viêm họng: Dùng củ riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ảnh minh họa: Internet
Chữa khó tiêu: Người bị tỳ vị hư hàn hay có triệu chứng bụng sôi, khó tiêu, bụng đau râm ran, đại tiện phân lỏng do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, uống rượu, hút thuốc… có thể dùng 1 củ riềng nhỏ khoảng 12g thêm lá lốt, lá ổi, gừng tươi, sắc uống ngày 2-3 lần, uống thuốc khi thấy hết triệu chứng thì dừng.
Chữa ho, viêm họng: Dùng củ riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.
Chữa đau xương khớp: Có thể dùng bài thuốc từ củ riềng để xoa bóp vào những chỗ đau do trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp…
Bài thuốc như sau: Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm và xoa bóp.
Chữa đau bụng: do lạnh: củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 – 4 ngày.
Chữa phong thấp: riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 – 7 ngày.
Chữa sốt rét: bột riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn. Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15 – 20 viên.
Mỗi khi phụ nữ “đến tháng”, một số người có thể bị đau bụng kinh hoặc tiêu chảy, Dùng một chút riềng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng. Riềng là một lựa chọn tốt như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh tiêu chảy, và nó có thể đạt hiệu quả trong một thời gian dài. Ảnh minh họa: Internet
Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 – 3 lần.
Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
Chữa hắc lào: củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 – 3 lần.
Chữa lang ben: củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh một quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh, đun nóng. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần. Dùng trong 5 – 7 ngày.
Quảng An (Tổng Hợp)/Tienphong.vn