Đây là một trong các Hội nghị quốc tế lớn nhằm tăng cường năng lực của đội ngũ y tế làm việc chuyên sâu về lĩnh vực tiêu hóa gan mật
PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và GS.TS. Đào Văn Long, nguyên Tổng thư ký Hội Tiêu hóa Việt Nam, nguyên Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đây là một trong các Hội nghị quốc tế lớn về chuyên ngành tiêu hóa gan mật ở Việt Nam nhằm tăng cường năng lực của đội ngũ y tế làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực này. Hội nghị do Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phối hợp tổ chức vào ngày 13/10, tại Hà Nội.
Hội nghị dự kiến có 500 bác sỹ, nhân viên y tế hoạt động trong lĩnh vực tiêu hóa – gan mật trên toàn quốc và các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông tham dự. Đặc biệt, có sự tham sự của các chuyên gia hàng đầu thế giới thuộc lĩnh vực tiêu hóa – gan mật như GS Robert Gish (Giám đốc Y khoa Tổ chức Viêm gan virus B, Hoa Kỳ); GS. Francis Chan (Hiệu trưởng khoa Y, Đại học Hồng Kông); GS Kwang Hyub Han; GS Sang Hoon Ahn (Nguyên chủ tịch Hội ung thư gan châu Á – Thái Bình Dương); và đoàn chuyên gia của Đại học Nagoya, Bệnh viện Meijo, Nhật Bản…
Hội nghị tiêu hóa gan mật quốc tế năm 2018
Hội nghị tập trung chia sẻ, trao đổi và thảo luận những nội dung cập nhật liên quan đến chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý trong chuyên ngành tiêu hóa – gan mật với các chủ đề chính, như:
Các công nghệ mới trong nội soi đường tiêu hóa: công nghệ liên kết hình ảnh màu sắc (LCI) được sử dụng trong phát hiện các tổn thương ung thư sớm đường tiêu hóa và hướng đi mới đầy hứa hẹn trong việc bước đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa tại Việt Nam.
Các bệnh lý rối loạn chức năng đường tiêu hóa: Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, chứng khó tiêu chức năng đang có xu hướng tăng nhanh tại châu Á trong những năm gần đây trong đó có Việt Nam đặt ra nhiều thách thức trong chẩn đoán và điều trị.
Nghiên cứu cơ bản trong các bệnh lý đường ruột: Các nghiên cứu cơ bản liên quan đến hệ vi khuẩn chí đường ruột, vai trò của một số loại protein trong hàng rào bảo vệ của niêm mạc ruột…
Viêm gan virus và ung thư gan: Việt Nam là quốc gia có gánh nặng về tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao và ung thư gan hiện đứng đầu về tỷ lệ hiện mắc và t.ử v.ong. Do vậy các vấn đề liên quan đến điều trị thuốc viêm gan B cho phụ nữ có thai, phòng tránh lây nhiễm cho con, các thuốc mới đang được thử nghiệm trên thế giới hay tiếp cận bùng phát muộn virus viêm gan C và làm sao để tối ưu hóa cách quản lý bệnh nhân ung thư gan tại các nước có tỷ lệ virus viêm gan cao…/.
Theo VOV
Hướng tới những nghiên cứu và ứng dụng mới trong điều trị tiêu hóa, gan mật
Ngày 26/5 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hoá, gan mật đã tổ chức Hội nghị Khoa học tiêu hóa, gan mật, kỷ niệm một năm thành lập.
Các giáo sư, tiến sĩ và đại biểu tham dự Hội nghị khoa học tiêu hóa, gan mật. Ảnh: XC
Với sự tham gia của gần 400 bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên và các nhà khoa học, chuyên gia đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, Hội nghị không chỉ cung cấp những thông tin bổ ích về kết quả các nghiên cứu đã tiến hành tại Viện mà còn là cơ hội để mở rộng giao lưu, hợp tác và phát triển các ý tưởng mới.
Các báo cáo khoa học mà Viện đã và đang triển khai được đúc kết từ quá trình điều trị cho bệnh nhân tại viện. Cụ thể là kết quả ứng dụng của các kỹ thuật thăm dò chức năng đường tiêu hóa trong bệnh co thắt tâm vị, trào ngược dạ dày – thực quản, kém hấp thu lactose; Nghiên cứu trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa, bao gồm bệnh nấm thực quản, tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trong gia đình và phương hướng điều trị; Cắt khối u dưới niêm mạc thực quản, thắt trĩ qua nội soi ống mềm; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nội soi tiêu hóa.
Mặc dù một số nghiên cứu mới chỉ là bước đầu, nhưng những kết quả thu được từ các nghiên cứu rất đáng ghi nhận. Các nhóm nghiên cứu cho thấy giá trị của các kỹ thuật mới như đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM), đo pH-trở kháng 24 giờ, và test thở hydrogen trong việc chẩn đoán và phân loại các bệnh lý tiêu hóa. Về lĩnh vực nội soi, các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của những công nghệ nội soi tiêu hóa hiện tại (nội soi phóng đại, siêu âm nội soi) trong việc nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường tiêu hóa.
GS.TS Đào Văn Long báo cáo nghiên cứu khoa học.
Về điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori trong gia đình, GS.TS Đào Văn Long, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu và dào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết: Helicobacter pylori (vi khuẩn H.p) là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và là yếu tố nguy cơ cao của ung thư dạ dày. Việt Nam là khu vực có tỷ lệ người nhiễm cũng như tỷ lệ kháng kháng sinh tương đối cao đặt ra nhiều thách thức trong quá trình điều trị.
Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật đã thực hiện nghiên cứu, phân tích số liệu về vi khuẩn H.p dựa trên cá thể của từng bệnh nhân, quan hệ huyết thống của bệnh nhân đó đối với những người thân trong gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ nhiễm H.p trong gia đình này cao hơn tỷ lệ nhiễm chung, đặc biệt là t.rẻ e.m. Cụ thể: tỷ lệ nhiễm H.p ( ) chung: 85,9% trong khi tỷ lệ nhiễm H.p ( ) ở t.rẻ e.m dưới 8 t.uổi là 96,2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ ở các nước phát triển, t.rẻ e.m là đối tượng nhiễm H.p rất thấp – người lớn chiếm khoảng 80% thì t.rẻ e.m chỉ khoảng 20%.
Như vậy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, t.rẻ e.m là đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.p cao nhất, đặc biệt là trong những gia đình có người thân cận huyết thống mắc H.p. Điều này phần nào có thể hiểu được do thói quen sinh hoạt chung, dùng chung chén, đũa bát trong gia đình, công tác vệ sinh và tầm soát bệnh chưa được chú trọng.
GS.TS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam đ.ánh giá những nghiên cứu này của Viện là đáng giá, nhất là chỉ mới sau một năm thành lập. Việc khám, điều trị được thống kê tổng kết thành báo cáo khoa học để từ đó trao đổi với các đồng nghiệp là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn 1 của nghiên cứu khoa học. Giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu chỉ định việc dùng thuốc thế nào cho đúng. Bởi điều trị bệnh liên quan đến vi khuẩn H.p dùng đúng thuốc ngay từ đầu khỏi đến khoảng 50%. Nếu không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì các đợt tái phát sau điều trị rất khó khăn.
“Trong thời gian tới, Hội Nội khoa Việt Nam sẽ có hội nghị khoa học toàn quốc và đề nghị Viện trình bày báo cáo khoa học này cụ thể hơn để tìm hướng điều trị hiệu quả nhất”, GS.TS Nguyễn Khánh Trạch chia sẻ.
Theo Báo Tin tức