Khi tập thể dục, chúng ta không chỉ chú trọng tập đúng phương pháp mà còn phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, tránh lạm dụng thuốc hỗ trợ để đốt cháy giai đoạn, tăng hiệu quả tức thời, dẫn đến gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Khi tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao, chúng ta thường ăn nhiều hơn thường ngày. Do đó nhiều người sợ sẽ tăng cân, dẫn đến suy nghĩ sai lầm là nhịn ăn hoặc ăn không đúng cách. Để quá trình tập luyện hiệu quả hơn, người tập luyện cần chú ý ăn uống theo chỉ dẫn của huấn luyện viên hoặc bác sĩ dinh dưỡng. Sau đây là năm sai lầm cần tránh trong ăn uống khi tập thể dục do bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Văn Anh tư vấn.
Bỏ bữa ăn
Ăn không đủ bữa dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng, gây mất cân bằng trong cơ thể, khiến bạn luôn mệt mỏi, uể oải, đói bụng, thèm ăn. Tình trạng hay gặp là ăn ít cũng tăng cân. Quá trình tập lại không hiệu quả do cơ thể không nạp đủ chất đạm giúp cơ thể phát triển. Do đó, bạn không nên bỏ bữa nào mà phải ăn đủ một ngày ba bữa.
Kiêng ăn tinh bột
Nhiều người chỉ ăn rau thôi và kiêng hoàn toàn tinh bột. Đây là sai lầm nghiêm trọng. Tinh bột (chất đường) giúp tạo năng lượng sử dụng cho cơ thể đặt biệt là não, cơ, ruột. Thiếu chất đường cơ thể sẽ phân giải chất đạm từ thức ăn hay chính cơ bắp của cơ thể để sinh năng lượng và tạo chất đường cho cơ thể sử dụng. Quá trình này dễ dẫn đến tình trạng suy gan, suy thận với những người có vấn đề về gan, về thận.
Ăn quá nhiều chất đạm
Nếu bạn chú trọng ăn quá nhiều chất đạm cũng không đúng. Lượng đạm dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ dự trữ. Lúc đó, thận hoạt động nhiều hơn để đào thải nitrogen dư thừa có trong chất đạm dẫn đến nguy cơ bị ung thư, sỏi thận.
Không bổ sung đủ nước điện giải
Không bù đủ lượng nước và chất khoáng mất đi sau khi tập sẽ dẫn đến các rối loạn cơ thể như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tim đ.ập nhanh, run tay chân, yếu cơ…
Lạm dụng thực phẩm chức năng
Tình trạng dùng thực phẩm chức năng để hỗ trợ trong quá trình luyện tập hiện nay rất phổ biến. Các loại thực phẩm hỗ trợ này có rất nhiều loại, mỗi loại có công dụng khác nhau, ví dụ thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, thực phẩm bổ sung đạm, thực phẩm bổ sung chất ôxi hóa, thực phẩm chuyên sâu giúp tăng sức cơ.
Tuy nhiên, lạm dụng thực phẩm chức năng sẽ gây tác hại nghiêm trọng. Vì các loại này đều có tác dụng phụ. Nếu không dùng theo chỉ định của huấn luyện viên hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ không phù hợp với quá trình luyện tập và gây tác dụng phụ cho cơ thể. Ví dụ trường hợp lạm dụng thực phẩm bổ sung chất đạm, do cơ thể mỗi người có khối cơ bắp khác nhau nên nhu cầu đạm cũng khác nhau.
Chúng ta nên ăn vừa đủ hoặc hơi dư chút trong quá trình luyện tập để tăng cường cơ bắp. Nếu ăn quá nhiều, cơ thể chuyển hóa hết chất đạm dư thừa gây nên gánh nặng cho gan thận, bất lợi cho người có t.iền sử bị gan, thận. Lạm dụng thực phẩm tăng cường sức cơ trong luyện tập thường xuyên kéo dài cũng sẽ tăng gánh nặng cho thận, ảnh hưởng chức năng thận.
Theo Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Văn Anh/sgtiepthi.vn
10 thực phẩm giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch
Tắc nghẽn động mạch gây ra rất nhiều bệnh về mạch m.áu nguy hiểm như bệnh động mạch cảnh, động mạch vành, động mạch thận, động mạch ngoại vi, xơ cứng động mạch…
Thế nhưng lại có một cách khá đơn giản giúp giảm thiểu các nguy cơ gây tắc nghẽn động mạch, đó là các thực phẩm ăn hàng ngày mà bạn nên chú ý lựa chọn.
Động mạch là đường dẫn m.áu giàu oxy từ trái tim đến phần còn lại của cơ thể. Bình thường động mạch có độ đàn hồi, thông và khỏe, nhưng khi động mạch bị tắc nghẽn (còn gọi là xơ vữa động mạch) thì đó là tình trạng nghiêm trọng và là yếu tố chính của các bệnh tim mạch như đột quỵ, đau tim và bệnh mạch m.áu ngoại biên.
Mặc dù nguyên nhân chính xác của động mạch bị tắc vẫn chưa được biết, xơ cứng động mạch là một tình trạng phức tạp thậm chí có thể bắt đầu ở t.uổi thơ và từ từ phát triển khi bạn già đi. Một số yếu tố bao gồm tăng huyết áp, hút t.huốc l.á, đái tháo đường và kháng insulin có thể làm hỏng các lớp bên trong của động mạch.
Các yếu tố khác bao gồm béo phì, lười tập thể dục, ăn chất béo trung tính cao, n.hiễm t.rùng, viêm mạn tính, lupus hoặc phơi nhiễm kim loại nặng. Nồng độ cholesterol cao và chất béo trong m.áu cũng được coi là nguyên nhân có thể gây xơ cứng động mạch, thậm chí các yếu tố di truyền có thể góp phần làm tăng sản xuất cholesterol liên quan đến xơ cứng động mạch…
Để ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, 10 loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp làm thông tắc động mạch của bạn thay vì chỉ dựa vào các loại thuốc do bác sĩ kê toa.
1. Nghệ
Gia vị phổ biến này chứa một polyphenol gọi là curcumin từ lâu đã được biết là có lợi trong tác dụng bảo vệ tim mạch. Tinh chất nghệ cũng được cho là làm giảm cholesterol LDL và mảng bám tích tụ trong động mạch. Một nghiên cứu từ năm 2011, được công bố trong Tạp chí Dinh dưỡng và Nghiên cứu thực phẩm cho thấy, nghệ có hiệu quả hơn trong việc giảm cholesterol và ức chế tổn thương xơ vữa động mạch sớm hơn lovastatin, một loại thuốc giảm cholesterol.
2. Tỏi
Đây được coi là một trong những loại thực phẩm hiệu quả hàng đầu đối với điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch. Tỏi đã được chứng minh trong các nghiên cứu nhằm giúp hạ huyết áp, làm chậm xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh tim. Các nghiên cứu cũng đã tìm thấy tỏi có lợi trong ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ có lẽ vì nó hoạt động như một chất pha loãng m.áu.
3. Gừng
Gia vị này có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa tuyệt vời. Gừng có một số hợp chất như shogaols và gừng có tác dụng làm giảm cholesterol, do đó ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám và động mạch bị tắc nghẽn. Tinh chất gừng có thể làm giảm cholesterol và chất béo trung tính trong m.áu, các vùng tổn thương động mạch chủ và tập hợp peroxit chất béo liên kết LDL.
4. Ớt
Những thứ cay cũng tốt cho các động mạch bị tắc nghẽn. Ớt chứa một hợp chất capsaicin giúp giảm LDL cholesterol, cải thiện lưu thông m.áu và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Capsaicin được phát hiện có khả năng ngăn ngừa biến chứng phổi và mạch m.áu phát sinh từ việc sử dụng thuốc điều trị ARV (hoạt tính cao), được cho là làm tăng xơ vữa động mạch và tăng huyết áp động mạch phổi.
5. Chanh
Chúng ta đều biết rằng uống nước chanh là một thói quen lành mạnh tốt cho tim của bạn. Chanh được biết là làm giảm mức cholesterol và giúp các động mạch bằng cách ngăn ngừa tổn thương oxy hóa. Khi ăn chanh, các động mạch cũng được nạp vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và nếu sử dụng liều cao có khả năng giảm cholesterol, tăng lipoprotein mật độ cao (HDL), ức chế kết tập tiểu cầu, giảm viêm và tăng cường độ đàn hồi động mạch.
6. Quế
Quế rất tốt cho việc giảm nhiều yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim. Một nghiên cứu được công bố trên Diabetes Care đã quan sát 60 bệnh nhân đái tháo đường trong khoảng thời gian 40 ngày và cho thấy tiêu thụ từ 1,3-6g mỗi ngày có thể làm giảm lượng glucose, LDL và cholesterol toàn phần trong bệnh tiểu đường loại 2. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng quế có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
7. Hạt lanh
Hạt lanh là một loại thực phẩm có nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe tim mạch, đồng thời nguồn axit omega-3, axit alpha-linoleic trong hạt lanh giúp giảm viêm và hạ huyết áp, nên được cho là có thể ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Tạp chí Atherosclerosis công bố một nghiên cứu cho thấy rằng hạt lanh đã làm giảm sự phát triển của xơ vữa động mạch chủ tới 46%.
8. Kim chi
Một món ăn phổ biến ở Hàn Quốc rất nhiều probiotic, được làm từ bắp cải lên men và ớt cay, đã được chứng minh là làm chậm quá trình xơ vữa động mạch. Kim chi có một hợp chất hoạt tính 3-94-hydroxy-, 5-dimethoxyphenyl giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch chủ với chế độ ăn nhiều cholesterol. Ngoài ra, bắp cải lên men có thể làm suy giảm các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu chlorpyrifos và bisphenol A.
9. Vừng
Hạt vừng có thể giúp làm giảm tắc nghẽn động mạch. Axit béo chứa trong dầu vừng có thể ức chế hiệu quả sự hình thành tổn thương xơ vữa động mạch, chất béo trung tính,
10. Nước ép quả lựu
Nước ép quả lựu có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và axit punicic, được cho là làm giảm sự hình thành mảng bám – nguyên nhân làm tắc nghẽn và xơ vữa động mạch. Ngoài ra, nó cũng chứa magiê và selen, chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu toàn diện được công bố trên Tạp chí Tim mạch Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng uống nước lựu (240ml) mỗi ngày trong 18 tháng làm chậm sự phát triển của bệnh động mạch cảnh.
Nguyễn Mai Hương
Theo Sức khỏe & Đời sống