Theo các chuyên gia, nếu trên bàn tay xuất hiện 10 dấu hiệu bất thường dưới đây thì bạn chớ vội chủ quan, hãy đi khám gấp để phòng tránh bệnh.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, bàn tay là một trong những bộ phận đầu tiên bị lão hóa trên cơ thể con người. Bởi vậy, khi cơ thể suy yếu thì ngay lập tức nó sẽ phát ra “tín hiệu” báo động.
Theo các chuyên gia, nếu trên bàn tay xuất hiện 10 dấu hiệu bất thường dưới đây thì bạn chớ vội chủ quan, hãy đi khám gấp để phòng tránh bệnh.
1. Tay khô: Thiếu hụt Omega-6 hay các axit béo
Tình trạng tay khô sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi tiết trời chuyển đông, do các mô da của bàn tay trở nên khô bởi thời tiết đã hút mất độ ẩm của da. Nếu bạn là người thường xuyên làm việc trong bệnh viện, nhà hàng hoặc bất cứ công việc nào phải rửa tay liên tục thì tình trạng này cũng góp phần làm khô tay. Do mỗi lần rửa tay thì vô tình cũng rửa trôi mất lớp dầu cung cấp độ ẩm tự nhiên cho cơ thể.
Hơn thế nữa, khô tay cũng là tín hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt trầm trọng Omega-6 hay các axit béo thiết yếu. Bạn có thể khắc phục chứng khô tay bằng cách mang theo một chai nhỏ kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm để thoa. Bổ sung thêm đậu phụ và quả óc chó vào bữa ăn cũng là một biện pháp hữu hiệu để điều trị.
2. Ngón tay cứng, khó duỗi thẳng hay gập lại: Hội chứng “ngón tay bật/ngón tay lò xo”
Nếu một sáng thức dậy, ngón tay bạn chợt cứng như đá, rất khó để duỗi thẳng ra hay gập lại bình thường thì phải lưu ý ngay. Bởi đây là dấu hiệu của hội chứng “ngón tay bật/ngón tay lò xo” – là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đau nhức tay ở người lớn. Hội chứng này có thể làm cản trở chuyển động của ngón tay và khiến bạn khó duỗi hoặc gập ngón tay lại.
Hội chứng ngón tay lò xảy ra khi phần gân ngón tay bị viêm, và phụ nữ thường dễ mắc bệnh hơn đàn ông. Nó rất phổ biến với những người làm các công việc thường xuyên cầm nắm mỗi ngày. Những người mắc bệnh về tuyến giáp hay tiểu đường cũng có nguy cơ bùng phát hội chứng này cao hơn.
3. Tay lạnh: Hội chứng Raynaud
Thỉnh thoảng ai cũng có những lúc lạnh tay hoặc chân, nhất là vào thời tiết lạnh. Tuy nhiên nếu tay chân bạn luôn bị lạnh dù đang ở nhiệt độ ấm thì hãy cẩn thận. Bởi đó là dấu hiệu của hội chứng Raynaud – tình trạng bệnh lý co thắt các mạch m.áu ngoại vi khi gặp lạnh hoặc các tình huống căng thẳng, giảm lưu lượng m.áu đến cung cấp cho các mô và tế bào.
Có hai loại Raynaud phổ biến là nguyên phát do bẩm sinh, còn lại là thứ phát – có thể là triệu chứng của một số bệnh khác và thường có biểu hiện nặng hơn. Raynaud thường xảy ra ở nhóm người lớn t.uổi.
4 . Đau tay: Bệnh thần kinh ngoại biên (PN)
Một số người thường bị tê tay hoặc có cảm giác như kim chích sau khi thức dậy do áp lực lên dây thần kinh và chỉ bị tạm thời. Tuy nhiên, nếu kèm theo ngứa và đau thì đó là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên (PN).
Ước tính rằng có hơn 20 triệu người Mỹ đã mắc bệnh này. Nguyên do đến từ nhiều yếu tố kết hợp lại và có các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu cho đến mắc bệnh tiểu đường.
5. Bắt tay yếu: Bệnh tim
Cái bắt tay chặt rất quan trọng trong giới kinh doanh, bởi đó là dấu hiệu của việc hai bên đã đạt được thỏa thuận mong muốn. Nhưng trong giới y học, bắt tay yếu là tín hiệu phản ánh một trái tim không mấy khỏe mạnh.
Theo một đ.ánh giá năm 2016, tay càng yếu thì nguy cơ mắc bệnh tim cũng cao hơn. Hiện nay có một số nhà nghiên cứu đang đề nghị sử dụng sức mạnh nắm tay để đo nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ chính xác hơn.
6. Tay run rẩy: Bệnh Parkinson
Tay có chút run nhẹ thật sự không phải là vấn đề lớn, bởi bản chất mỗi người đều có một chút run rẩy trong tay được gọi là run sinh lý. Nếu bị run mạnh hơn thì có lẽ do bạn đã uống một vài loại thuốc, uống quá nhiều cà phê hoặc thức khuya.
Nhưng cũng có những cơn run liên quan đến các loại bệnh tật như Parkinson – là một rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Nếu bạn thấy bàn tay của mình run liên tục, cảm giác như có một viên thuốc nhỏ lăn giữa ngón tay cái và ngón trỏ thì đó là dấu hiệu của bệnh Parkinson sớm.
7. Móng tay yếu, dễ bị nứt: Thiếu kẽm trầm trọng
Móng tay yếu và dễ bị nứt có thể là tình trạng cơ thể đang thiếu kẽm trầm trọng. Kẽm không chỉ giúp bạn phát triển móng tay khỏe mạnh, mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như các loại hạt, sữa chua hay các loại ốc sò cũng là sự lựa chọn tuyệt vời.
8. Lòng bàn tay đỏ: Bệnh về gan
Theo bói toán thì lòng bàn tay đỏ là một dấu hiệu cho thấy cuộc sống sau này sẽ sung túc, giàu sang. Nhưng theo y học thì nó được gọi là ban đỏ lòng bàn tay và nó vô hại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì nó là dấu hiệu của các bệnh về gan như xơ gan, bệnh Hemochromatosis và bệnh Wilson.
9. Sưng ngón tay: Cơ thể đang quá nhiều muối
Nếu bạn ăn quá nhiều muối thì tình trạng sưng ngón tay có thể xảy ra. Việc ăn nhiều muối khiến thận khó lọc m.áu hơn và đẩy ra một vài chất lỏng không mong muốn. Lâu dần khiến chúng tích tụ ở một vài bộ phận cơ thể, trong đó có bàn tay.
Khi chất lỏng bị tích tụ, tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm m.áu đi khắp cơ thể. Sau đó làm tăng huyết áp, từ đó gây thêm áp lực lên thận và giảm khả năng lọc m.áu. Hãy hạn chế muối trong chế độ ăn uống của bạn để tránh khỏi chứng này.
10. Ngón tay bị phồng to lên: Sức khỏe thực sự không ổn
2000 năm trước, các bác sĩ Hy Lạp cổ đại đã gọi tình trạng này là ngón tay Hippocrates. Lý do chính xác vì sao các đầu ngón tay trở nên to ra đến mức như dùi cui trống, nhưng nó cũng là bằng chứng cho thấy sức khỏe của bạn thật sự không ổn.
Một số bệnh được biết như ức chế oxy đến ngón tay và ngón chân, khiến cho các mô dưới móng dày lên, làm móng bị phồng to ra. Nó cũng là dấu hiệu của bệnh phổi, xơ nang, giãn phế quản và thậm chí là ung thư phổi.
Theo Theepochtimes/afamily
Bụi không khí: Càng nhỏ càng nguy hiểm với sức khỏe
Bụi mịn hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích cỡ siêu nhỏ, chỉ bằng 1/30 của sợi tóc, được coi là sát thủ nguy hiểm nhất trong không khí bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể.
Bụi mịn – Sát thủ siêu nhỏ siêu nguy hiểm với sức khỏe con người
Ô nhiễm không khí đang đe dọa cuộc sống toàn cầu, trong đó ở nước ta, bụi mịn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những chứng bệnh do ô nhiễm không khí. Tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á mới đây đưa ra dữ liệu về tình trạng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Theo đó, ở Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố có mức độ ô nhiễm bụi nặng nề nhất khu vực.
Theo các nhà khoa học, bụi là những hạt vật chất trong không khí (atmospheric particulate matter, particulate matter, PM). Theo kích thước bụi được chia ra thành các loại khác nhau: PM 10 (từ 2.5 tới 10 micro mét), PM 2.5 (dưới 2.5 micro mét), PM 1.0 (dưới 1 micro mét) và PM 0.1 (nhỏ hơn 0.1 micro mét) còn được gọi là bụi nanomet, bụi NANO.
Bụi mịn được hình thành từ những chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.
Bụi mịn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những chứng bệnh do ô nhiễm không khí.
PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết những hạt bụi trung bình thường phân tán trong môi trường làm việc cũng như môi trường sống. Và khi hít phải sẽ tiến sâu hơn và mắc kẹt vào các phế nang và đào thải ra khó, chậm, nên tích lũy lại gây các bệnh hô hấp gọi là bệnh bụi phổi (pneumoconiosis).
Bụi mịn/bụi nano sinh ra do các khí thải từ phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy, các nhà máy sản xuất đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch. Khi nồng độ bụi trong không khí càng lớn, vì kích thước bụi siêu nhỏ (PM5, PM2.5) nên có thể “chui sâu” vào cơ thể người, vượt qua các hàng rào phòng vệ tự nhiên của cơ thể, xâm nhập vào nhân tế bào. Kết quả là ngoài gây các bệnh hô hấp, tim mạch, m.áu,, bụi nano còn tác động, hủy hoại DNA và là mầm mống gây lão hóa, ung thư.
Bụi mịn/bụi nano sinh ra do các khí thải từ phương tiện xe cơ giới như ô tô, xe máy, các nhà máy sản xuất đốt nhiên liệu, nhiên liệu hóa thạch.
Khi vào hệ mạch m.áu người, bụi nano sẽ hình thành nên những mảng bám tích tụ trong thành mạch, gây nên viêm mạch m.áu. Đồng thời, nó sẽ làm giảm tính đàn hồi của mạch m.áu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và những bệnh lý tim mạch c.hết người.
Ở phụ nữ có thai, bụi nano có thể xâm nhập sâu vào cơ thể băng qua nhau và gây nên những tác động xấu cho quá trình phát triển của thai nhi.
Nghiên cứu của giới khoa học còn chỉ ra rằng, bụi siêu nhỏ còn có thể là tác nhân gây ra bệnh rối loạn tâm lý, nhồi m.áu cơ tim, giảm trí nhớ. T.rẻ e.m, trẻ còn trong bụng mẹ, người già, người có các bệnh phổi và hô hấp là những người dễ bị tổn thương nhất bởi bụi mịn.
Nghiên cứu của giới khoa học còn chỉ ra rằng, bụi siêu nhỏ còn có thể là tác nhân gây ra bệnh rối loạn tâm lý, nhồi m.áu cơ tim, giảm trí nhớ.
Tổ chức WHO cũng khuyến cáo, ô nhiễm không khí là rủi ro môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người hiện nay, ước tính 4.2 triệu ca t.ử v.ong mỗi năm liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời và 3,8 triệu ca liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà. Theo khảo sát của tổ chức này cũng cho thấy, 6 trong 10 ca bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao nhất liên quan đến ô nhiễm không khí.
Phòng tránh bụi mịn trong cuộc sống hàng ngày – Đâu là những giải pháp thiết thực nhất?
Theo chuyên gia, bụi mịn rất nguy hiểm khi có khả năng gây ra loạt bệnh nguy hiểm nhưng không phải không có cách phòng tránh. Để phòng tránh bụi mịn tấn công, người dân nên chỉn chu thực hiện những cách sau:
– Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm lúc lưu lượng phương tiện cá nhân đang di chuyển đông đúc.
– Khi đi ra ngoài đường nhất định phải dùng những loại khẩu trang y tế đặc biệt để ngăn chặn bụi mịn cũng như hạn chế tối đa nguy cơ hít phải loại bụi nguy hiểm này vào cơ thể.
Khi đi ra ngoài đường nhất định phải dùng những loại khẩu trang y tế đặc biệt để ngăn chặn bụi mịn.
– Không tập thể dục hay làm việc ở những nơi bị ô nhiễm không khí, tránh các hoạt động thể chất đòi hỏi hít thở nhanh và sâu như đạp xe, chạy bộ…
– Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, trên đường đi để làm sạch không khí.
– Nếu nhà ở, nơi làm việc thuộc khu vực có mức độ ô nhiễm bụi mịn can cần luôn luôn giữ nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng có tính diệt khuẩn mạnh cũng như khả năng làm sạch bụi bám cực tốt, lau tay bằng khăn ướt, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc, máy lọc không khí đúng tiêu chuẩn.
Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng có tính diệt khuẩn mạnh cũng như khả năng làm sạch bụi bám là cách phòng tránh đơn giản, hiệu quả tác hại của bụi mịn.
– Hạn chế đun nấu bằng than củi, đốt nhang… nhất là ở khu vực kém thông khí.
– Ăn nhiều thực phẩm rau củ quả, trái cây giàu chất chống oxy hóa để thải độc, bảo vệ sức khỏe do hít bụi mịn từ bên trong cơ thể.
Theo Helino